GIỐNG SẮN SA21 – 12

GIỐNG SẮN SA21 – 12

1. Nguồn gốc

Giống sắn Sa21-12 là con lai chọn lọc của tổ hợp lai SM2354, dòng SM2354-4 có mẹ là CM805-15, (polycross) có nguồn gốc từ CIAT/Colombia (GY94.35 Z01). Được nhập nội bằng hạt lai vào Việt Nam từ năm 1996. Giống do Viện Cây lương thực và CTP chọn lọc, được công nhận chính thức theo QĐ số 168/QĐ-TT-CLT, ngày 14/5/2012 của Bộ NN&PTNT.

Cơ quan tác giả: Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

2. Đặc điểm

–  Sa21-12 có thời gian chín trung bình (10,5 tháng), khả năng sinh trưởng tốt, nhiễm nhẹ bệnh đốm nâu, bệnh khảm lá và hơi nhiễm bệnh thối củ, chống đổ khá và chịu hạn tốt.

– Dạng hình gọn, không phân cành có thể trồng mật độ cao hơn KM94 từ 3.000 – 4.000 cây/ha.

– Tỷ lệ tinh bột 28,0% và tỷ lệ chất khô 3,0% tương đương với giống sắn KM94.

– Năng suất củ tươi Năng suất củ tươi đạt 35-40 tấn/ha, cao hơn KM4 từ 10-15%.

3. Kỹ thuật trồng

3.1. Thời vụ trồng:

Ở miền Bắc trồng tốt nhất trong tháng 2 đến trung tuần tháng 3 dương lịch khi có mưa xuân, trời bắt đầu ấm lên.

3.2. Chuẩn bị đất:

Ngay sau khi thu hoach, nếu đất còn ẩm nên cày ngay, trước khi trồng cày lại, cày sâu 20-25cm, bừa 2 lượt, trồng bằng hoặc lên luống. Đất có độ dốc cao nên cuốc trồng trực tiếp theo đường đồng mức xen các băng cốt khí, dứa, hoặc cỏ Paspalum.Vùng đất bằng hoặc độ dốc thấp nên lên luống theo đường đồng mức.

3.3. Mật độ trồng:

Tùy thuộc đất, nguyên tắc chung là đất tốt trồng thưa, đất xấu trồng dày hơn; Sa21-12 là giống sắn có dạng cây đẹp không phân cành có thể trồng với mật độ cao hơn so với KM94 khoảng 2.500 – 4.000 cây/ha, tùy thuộc vào độ phì nhiêu của đất và trình độ thâm canh (nguyên tác chung là trồng thưa nơi đất tốt và trồng dày nơi đất xấu)

– Đất tốt: Trồng mật độ 12.500 cây/ha (hàng cách hàng =1m và cây cách cây = 0,8 m)

– Đất xấu: Trồng mật độ 14.300 cây/ha (hàng cách hàng =1m và cây cách cây = 0,65m)

3.4. Chặt hom:

Chọn hom giữa thân để trồng, dùng dao sắc chặt hom, khi chặt tránh làm dập nát hai đầu hom. Hom chặt dài 15-20 cm. Mỗi hom có khoảng 4-6 đốt.

3.5. Phương pháp trồng:

Trồng đứng ở những nơi đất xốp, những nơi dễ đổ, gió mạnh. Trồng xiên và nằm ngang ở những nơi đất thịt, hàm lượng sét cao. Khi đặt hom, chú ý đặt gốc hom quay về một phía, theo hướng dốc.

3.6. Bón phân cho 1 ha:

Phân hữu cơ vi sinh tuỳ theo điều kiện (5-10) tấn/ha

Phân vô cơ

– Đất tốt bón                            :   40N + 20 P205 + 40K2O

– Đất trung bình bón                  :   80N + 40 P205 + 80-100K20

– Đất xấu, nghèo dinh dưỡng bón        : 160N + 80P2O5 + 160 K2O

Nếu sử dụng phân NPK tổng hợp có thể dùng 500 -700 kg/ha (lưu ý nên dùng loại phân phù hợp với cây sắn).

3.7. Cách bón:

Bón lót lúc trồng toàn bộ phân chuồng + 100% Lân + 50% đạm.

Bón thúc lần 1 kết hợp làm cỏ và vun sau trồng 40-45 ngày; Bón 50% đạm + 50% kali.

Bón thúc lần 2 kết hợp làm cỏ và vun cao sau khi thu hoạch lạc trồng xen, hoặc sau trồng khoảng 3-4 tháng (bón toàn bộ thân lá lạc, đậu + 50% số kali còn lại).

3.8. Trồng xen:

Việc trồng xen lạc và các cây họ đậu với sắn là rất quan trọng để đảm bảo duy trì độ phì nhiêu của đất. Có thể trồng xen 1-2 hàng lạc vào giữa 2 hàng sắn.

– Khoảng cách xen:

Hàng  x  Hàng  =  40cm

Cây    x  Cây    =  15cm.

Có thể trồng lạc trước sắn hoặc trồng lạc và sắn cùng lúc. Chú ý bón thêm khoảng 300-500kg vôi bột/ha khi trồng xen.

3.9. Thu hoạch:

Thời gian thu hoạch thích hợp vào khoảng 8-10 tháng sau trồng. Thu hoạch xong phải vận chuyển củ ngay đến cơ sở chế biến, tránh phơi nắng ngoài đồng sẽ làm giảm chất lượng bột.

3.10. Bảo quản hom giống cho vụ sau:

Để đảm bảo chất lượng và số lượng hom giống cho vụ sau nên chọn những cây sắn giống sạch bệnh và bảo quản cả gốc (không nên chặt mỗi phần thân) và xếp xung quanh dưới gốc cây ở nơi khuất gió (nếu có điều kiện phải đào rãnh râu khoản 20-30 cm, chôn toàn bộ phần gốc cây xuống đất và thường xuyên giữ ẩm)

* Kỹ thuật thiết kế và trồng các hàng rào xanh theo đường đồng mức trên đất dốc trồng sắn

+ Đất dốc < 150            : Khoảng cách giữa các băng cây xanh từ 8 – 10m

+ Đất dốc 15 – 200: Khoảng cách giữa các băng cây xanh từ 4 – 6m.

+ Hàng rào xanh có thể là cây cốt khí, cỏ vetiver, cỏ paspalum, dứa…. tuỳ thuộc vào khả năng thích ứng của cây làm hàng rào đối với từng vùng sản xuất và nhu cầu của người dân để lựa chọn. Trên mỗi đường đồng mức gieo hai hàng cây làm hàng rào xanh, với khoảng cách hàng cách hàng khoảng 0,5m.

4. Địa phương đang áp dụng

– Giống sắn Sa21-12 đã được trồng ở nhiều nơi với quy mô lớn; kết quả tốt, theo thống kê chưa đầy đủ diện tích sản xuất thử ở hai huyện Văn Yên – Yên Bái và Na Rì – Bắc Kạn đã lên tới 506,0 ha.

5. Địa chỉ liên hệ

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

+ Địa chỉ: Xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội

+ Điện thoại: 0243 8615485         + DĐ: 0983718656 + Fax: 0243 8616821