TẬP HUẤN KỸ THUẬT CANH TÁC SẮN BỀN VỮNG TẠI 3 TỈNH: NGHỆ AN, YÊN BÁI, SƠN LA

Năm 2016, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã thực hiện mô hình canh tác sắn KM94, BK, Sa21-12 theo hướng canh tác bền vững tại 3 tỉnh: Nghệ An, Yên Bái và Sơn La.

Để tuyên truyền, m��� rộng mô hình, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ đã phối hợp với các địa phương mở các lớp tập huấn canh tác sắn bền vững. Tại Nghệ An được tổ chức tại xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương từ ngày 9 – 10 tháng 6 năm 2016; Từ ngày 19 – 20/6/2016 tại xã Vĩnh Yên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái và tại xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La vào 2 ngày 4 – 5/7/2016. Mỗi lớp gồm 30 học viên là đại diện hộ nông dân ngoài mô hình có có khả năng và điều kiện trong việc triển khai trồng sắn theo mô hình canh tác các giống sắn Sa21-12, KM94 hoặc BK bền vững tại các địa phương.

Các học viên tham gia lớp tập huấn KT canh tác sắn bền vững tại Chiềng Mung, Mai Sơn, Sơn La

Trong thời gian tập huấn, các học viên tiếp cận các kiến thức về tiến bộ kỹ thuật mới trong thâm canh và nhân giống sắn mới năng suất cao, chất lượng tốt, kết hợp với áp dụng đồng bộ các biện pháp như bón phân đầy đủ, cân đối, trồng luân canh, xen canh để bảo vệ đất chống xói mòn, giảm sâu bệnh hại trước những biễn đổi phức tạp của khí hậu hiện nay. Ngoài ra học viên còn được trực tiếp quan sát, thực hành kỹ thuật và thăm quan các mô hình tại địa bàn xã.

Học viên tham quan mô hình canh tác sắn bền vững tại Vĩnh Yên, Yên Bình, Yên Bái

Bên cạnh việc trao đổi, thảo luận trực tiếp và được giảng viên giải đáp những vướng mắc trong quá trình thực hiện, học viên cũng có cơ hội gặp gỡ, tiếp xúc và tự thành lập các nhóm nông dân theo sở thích nhằm đảm bảo hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất.

Thông qua hoạt động tập huấn đã giúp các học viên nắm được kiến thức về quy trình kỹ thuật thâm canh giống sắn mới theo hướng bền vững và tầm quan trọng trong việc trồng xen canh các loại cây ngắn ngày và dài ngày giúp tận dụng được hệ thống canh tác bền vững trên đất dốc ở các xã huyện miền núi này. Theo đó, các học viên cũng được tiếp cận được các thông tin về giá cả thị trường, tìm kiếm mối liên kết để đảm bảo đầu ra một cách ổn định cho sản xuất.

Bài và ảnh: Trung tâm NC & PT Cây có củ