Chiến lược nghiên cứu, phát triển của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050

CHIẾN LƯỢC NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN

Nhiệm vụ trọng tâm phát triển KHCN đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050

1. Nội dung nghiên cứu chính:
1.1. Nghiên cứu cơ bản:
– Nghiên cứu cơ sở Di truyền, sinh lý – sinh hóa, đánh giá vật liệu khởi đầu và tập đoàn công tác phục vụ cho công tác chọn tạo giống cây lương thực và cây thực phẩm.
– Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô trong công tác chọn tạo giống và nhân giống cây lương thực và cây thực phẩm.
–  Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học (công nghệ chỉ thị ADN/ARN/Protein, GWAS, chỉnh sửa hệ gen, công nghệ tế bào..) trong chọn tạo giống cây trồng mới về năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận cho các cây trồng (lúa, cây đậu tương, cây lạc, cây khoai tây, khoai lang, cà chua, dưa thơm…..)
– Đánh giá, kiểm soát về sâu bệnh hại, khả năng chống chịu các điều kiện bất thuận phục vụ cho chọn giống cây lương thực và cây thực phẩm.
– Nghiên cứu cơ sở di truyền, sinh lý, sinh hóa để xây dựng mô hình cao sản đối với các cây trồng chủ lực (lúa, đậu đỗ, cây có củ, rau màu)

1.2. Cây lúa:
1.2.1. Lúa thuần:
– Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn (100 -110 ngày), năng suất đạt 7-8 tấn/ha, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp cho điều kiện thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất có lúa các tỉnh phía Bắc.
– Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa có thời gian sinh trưởng trung ngày (115 -130 ngày), năng suất đạt 8 – 9 tấn/ha, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp cho sản xuất lúa hàng hóa ở các tỉnh phía Bắc.
– Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống lúa ngắn ngày, có năng suất đạt 6-7 tấn/ha, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận và sâu bệnh, thích hợp cho những vùng khó khăn (hạn, mặn, ngập úng).
– Chọn tạo, phát triển bộ giống lúa ngắn ngày, có năng suất đạt 6 – 7 tấn/ha, chất lượng tốt có khả năng chống chịu với sâu bệnh hại chính (rầy nâu, lùn xoắn lá, bạc lá, đạo ôn…) và những giống thích nghi với những biến đổi khí hậu.
– Khôi phục, phục tráng, duy trì và phát triển các giống lúa đặc sản, giống địa phương, xây dựng thương hiệu, tên gọi xuất xứ địa lý cho một số giống chất lượng tốt nhất.
– Nghiên cứu các giống lúa Japonica hạt tròn phục vụ tiêu dùng, xuất khẩu, đạt năng suất từ 6 – 7 tấn/ha.
– Phát triển, cải tiến hệ thống cây trồng trên cơ sở quản lý cây trồng tổng hợp để đạt hiệu quả cao trên một đơn vị diện tích, ưu tiên canh tác tiết kiệm nước, nhân lực và vật tư.

1.2.2. Lúa lai:
– Chọn tạo và phát triển sản xuất 5 -10 tổ hợp lúa lai (2, 3 dòng) mang thương hiệu Việt Nam theo hướng năng suất cao (năng suất tiềm năng trên 10 tấn/ha, năng suất thực tế trên 8 tấn/ha), chất lượng khá, có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, phổ thích nghi rộng, có khả năng cạnh tranh với giống nhập từ Trung Quốc.
– Xác định được căn cứ khoa học cho chọn vùng sản xuất hạt lai và sản xuất lúa lai trong phạm vi cả nước để làm cơ sở quy hoạch vùng sản xuất hạt lai.
– Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân dòng bố mẹ, quy trình sản xuất hạt lúa lai F1 đạt năng suất 3 – 4 tấn/ha.
– Gắn kết nghiên cứu chọn tạo giống với Doanh nghiệp, thương mại hóa nhanh sản phẩm nghiên cứu theo hướng liên doanh, chuyển nhượng, góp phần tăng nhanh diện tích lúa lai được sử dụng giống sản xuất trong nước. Phấn đấu tăng diện tích sử dụng các giống lúa lai đạt 30 – 35% năm 2025 và đạt 60 – 70% năm 2030 ở các tỉnh phía Bắc.
– Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp đối với lúa lai, cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao đối với các vùng sinh thái khác nhau.

1.3. Cây đậu đỗ:
– Chọn tạo và phát triển các giống đậu đỗ (lạc, đậu tương, đậu xanh…) có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích hợp cho các vùng sinh thái khác nhau, góp phần phát triển khoảng 01 triệu ha đậu đỗ (đậu tương 300 nghìn ha, lạc 500 nghìn ha, đậu đỗ khác khoảng 200 nghìn ha) với năng suất trung bình cả nước đạt 1,8 – 2,0 tấn/ha với đậu tương; 2,7 – 3,0 tấn/ha với lạc vào năm 2025, cụ thể như sau: 
– Chọn tạo và phát triển giống lạc: i) Năng suất 4 – 5 tấn/ha, thích hợp cho vùng thâm canh; ii) Năng suất 2,5-3,0 tấn/ha, chịu hạn khá, thích hợp cho vùng khó khăn; iii) Giống có hàm lượng dầu cao (50-53%), phục vụ  cho chế biến.
– Chọn tạo và phát triển các giống đậu tương: i) Năng suất 3,0 – 3,5 tấn/ha, chống chịu sâu bệnh tốt, thích hợp cho vùng thâm canh; ii) Giống có năng suất 1,5 – 2,5 tấn/ha, chịu hạn khá cho vùng nhờ nước trời và iii) Giống có hàm lượng protein từ 38 – 40%, phục vụ cho chế biến. Ưu tiên nghiên cứu và phát triển cây đậu tương rau.
– Chọn tạo và phát triển các giống đậu xanh năng suất 1,5 – 2,5 tấn/ha, chống chịu sâu bệnh tốt, ngắn ngày, chín tập trung,  phục vụ cho luân canh tăng vụ.
– Nghiên cứu chọn tạo và phát triển các giống cây đậu đỗ khác (đậu cô ve ăn hạt, đậu đũa…), có năng suất cao, ngắn ngày, phục vụ cho luân canh tăng vụ.
– Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp đối cây đậu đỗ cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao đối với các vùng sinh thái khác nhau.
– Nghiên cứu và phát triển cơ giới hóa và công nghệ chế biến, sản xuất hạt giống đậu đỗ các cấp.

1.4. Cây có củ:
– Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống khoai tây có năng suất cao: 30 – 35 tấn/ha, có hàm lượng chất khô cao: > 20%, chậm thoái hóa, phù hợp cho ăn tươi và chế biến công nghiệp.
– Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống khoai lang có năng suất cao: 30-35 tấn/ha, có hàm lượng chất khô cao: > 30%,  phù hợp cho ăn tươi và chế biến công nghiệp.
– Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống khoai lang đa dụng có năng suất thân lá cao, phù hợp cho ăn rau và làm thức ăn chăn nuôi.
– Nghiên cứu chọn tạo và phát triển giống sắn có năng suất cao: 45-50 tấn/ha, chất lượng tốt (hàm lượng tinh bột cao: >30%, không nâu hóa…), phù hợp cho chế biến công nghiệp.
– Nghiên cứu chọn tạo và phát triển một số cây có củ khác (khoai môn, khoai sọ, dong riềng…) có năng suất cao, chất lượng tốt, phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở vùng khó khăn.
– Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân nhanh giống sạch bệnh đối với các cây khoai tây, khoai lang và khoai sọ, xây dựng vùng sản xuất tối ưu cho khoai tây.
– Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp đối với các cây có củ trọng tâm cho các tỉnh phía Bắc.
– Nghiên cứu về bảo quản và chế biến cây có củ.

1.5. Cây thức ăn chăn nuôi:

  • Nghiên cứu chọn tạo, phát triển cây thức ăn chăn nuôi (các giống cỏ, ngô, cây họ đậu, cây có củ cho mục tiêu thức ăn chăn nuôi).
  • Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp đối với các cây thức ăn chăn nuôi cho các tỉnh phía Bắc

1.6. Cây rau – quả:
– Nghiên cứu, chọn tạo giống rau lai và làm chủ công nghệ sản xuất rau lai (cà chua, dưa chuột, bầu, bí, dưa thơm, cải bắp, su hào…..) có năng suất cao, chất lượng tốt,  phù hợp cho nhu cầu ăn tươi và chế biến xuất khẩu.
– Nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh trong sản xuất cây rau màu có giá trị kinh tế cao cho vùng ĐBSH.
– Nghiên cứu các biện pháp quản lý cây trồng tổng hợp, sản xuất rau an toàn đối với một số giống rau (cà chua, dưa chuột, bầu bí, rau ăn lá, đậu ăn rau…) cho năng suất cao, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, trọng tâm cho vùng ĐBSH.
– Nghiên cứu và phát triển một số cây ăn quả truyền thống (táo, ổi, khế…), cây ăn quả đặc sản (nhãn, vải, bưởi….) phục vụ cho đa dạng hóa cây trồng ở các tỉnh phía Bắc.

1.7. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch

  • Nghiên cứu công nghệ bảo quản và chế biến các sản phẩm rau màu, cây ăn quả, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản cho vùng ĐBSH.

1.8. Hệ thống nông nghiệp, chính sách
– Ứng dụng phương pháp tiếp cận đa ngành để nghiên cứu phát triển bền vững. Nghiên cứu phát triển các ngành hàng, nâng cao chất lượng nông sản, tính cạnh tranh và khả năng truy xuất nguồn gốc phục vụ thương mại hóa. Xây dựng tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm đặc sản nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh, hiệu quả kinh tế cho nông dân.
– Nghiên cứu các thể chế thị trường và ảnh hưởng của WTO tới nông nghiệp. Nghiên cứu về chính sách hội nhập quốc tế của nông nghiệp.
– Nghiên cứu quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; thể chế hộ nông dân và chuyên nghiệp hóa sản xuất quy mô hộ.
– Nghiên cứu ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý sản xuất nông nghiệp bằng viễn thám và hệ thống thông tin địa lý.
– Nghiên cứu:
+ Khuyến nông kinh tế xã hội và dịch vụ tư vấn nông nghiệp;
+ Phát triển ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn;
+ Quá trình tập trung và tích tụ ruộng đất, sản xuất chuyên môn hóa theo vùng;
+ Vai trò đa chức năng của nông nghiệp.
+ Thể chế kiểm soát rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.
– Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đến sản xuất nông nghiệp, nông thôn.
– Nghiên cứu chuyển đổi hệ thống cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao trên đất trồng lúa ở vùng ĐBSH.
-Nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác bền vững, cho thu nhập và hiệu quả kinh tế cao (lúa – cá, lúa – ngô, cây ăn quả – cá, trồng cỏ nuôi bò…) trên chân đất có điều kiện khó khăn ở tại các tỉnh phía Bắc.
– Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững, cho hiệu quả kinh tế cao vùng ven đô (sản xuất rau, hoa, cây cảnh…).

2. Về ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và phát triển dịch vụ khoa học công nghệ, sản xuất kinh doanh:
– Xây dựng mô hình và chuyển giao nhanh các TBKT về giống lúa (lúa thuần và lúa lai) cho các vùng sinh thái khác nhau, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất lúa cho các tỉnh phía Bắc.
– Xây dựng mô hình và chuyển giao các TBKT về các giống cây rau, màu (cây có củ, đậu đỗ) và cây ăn quả, phục vụ cho chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo sản phẩm hàng hóa và nguyên liệu cho chế biến  công nghiệp.
– Xây dựng mô hình và chuyển giao các TBKT  về kỹ thuật nhân giống (lúa lai, rau lai, đậu đỗ, khoai tây, cây ăn quả….), góp phần đảm bảo cung cấp hạt giống có chất lượng cao cho sản xuất.
– Xây dựng mô hình và chuyển giao các TBKT về kỹ thuật thâm canh tổng hợp và quy trình quản lý cây trồng tổng hợp cho một số cây trồng chủ lực, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
– Chuyển giao các TBKT về mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hệ thống canh tác bền vững, mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao nhằm tăng thu nhập cho nông dân ở vùng ĐBSH.
– Xây dựng một số dự án thuộc chương trình khuyến nông trọng điểm và chương trình giống, nhằm thúc đẩy việc chuyển giao nhanh các TBKT vào sản xuất đối với một số cây trồng chủ lực có sức cạnh tranh trên thị trường, như lúa lai, lúa chất lượng, đậu đỗ, cây có củ…
– Xây dựng mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao đối với một số cây rau, hoa, quả ở ĐBSH.
– Hợp tác, liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm đưa nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

3. Về hợp tác quốc tế

  • Tăng cường công tác hợp tác quốc tế, coi HTQT về khoa học là giải pháp quan trọng nhằm thu hút kỹ thuật, chuyên gia, kiến thức để “đi tắt đón đầu” trong nghiên cứu, tăng cường tiềm lực KHCN cho Viện, đặc biệt là đào tạo cán bộ khoa học trình độ cao.
  • Tăng cường nguồn lực từ HTQT thông qua các dự án hợp tác song phương và đa phương. Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo nghề với các trình độ khác nhau, chú trọng chuyên gia lành nghề có chuyên môn sâu.

4. Định hướng đến năm 2050

1). Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa ngắn ngày, lúa chất lượng cao, khánh sâu bệnh, chống chịu điều kiện bất thuận cho các vùng khó khăn và lúa đặc sản cho các tỉnh phía Bắc

2). Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa lai.

3). Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh đậu đỗ (lạc, đậu tương, đậu xanh….)

4). Nghiên cứu chọn tạo giống và biện pháp kỹ thuật thâm canh cây có củ (Khoai tây, khoai lang, sắn, khoai sọ….)

5). Nghiên cứu chọn tạo giống, hoàn thiện công nghệ sản xuất hạt giống rau lai (cà chua, dưa chuột, dưa thơm, cải bắp, su hào….)cho vùng ĐBSH.

6). Nghiên cứu chọn tạo giống và phát triển một số cây ăn quả đặc sản (nhãn, vải, bưởi….) cho vùng ĐBSH.

7). Nghiên cứu chọn tạo giống và quy trình kỹ thuật một số giống cây thức ăn chăn nuôi cho các tỉnh phía Bắc.

8). Nghiên cứu xây dựng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp cho một số cây trồng chính ở vùng ĐBSH.

9). Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao trên đất có lúa và đất có điều kiện khó khăn vùng ĐBSH.

10). Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất một số cây trồng chủ yếu ở ĐBSH.

11). Nghiên cứu kỹ thuật bảo quản và chế biến nhằm nâng cao chất lượng nông sản.

120). Nghiên cứu các phương pháp nhân nhanh giống cây trồng sạch bệnh bằng công nghệ nuôi cấy invitro.

13). Nghiên cứu phát triển chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống cây trồng chống chịu sâu bệnh, nhằm giảm thiểu thiệt hại năng suất, giảm lượng thuốc hóa học, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và sức khỏe con người.

14). Đánh giá và dự báo các nguy cơ tiềm ẩn, đề xuất các giải pháp cho việc giám sát và quản lý cây trồng biến đổi gene.

15). Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng biến đổi gene cho cây lúa, cây đậu đỗ, cây có củ có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh và điều kiện bất thuận.

16). Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững cho vùng ĐBSH.

Trích từ quyết định số 69/-KHNN-KH ngày 15/9/2021 của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.