Giống lúa N24

1. Ngun gc: Giống lúa N24 được chọn lọc theo phương pháp phả hệ từ tổ hợp lai Japonica 13/AC5/P6ĐB tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Lúa thuần, Viện cây lương thực và CTP. Giống đã được công nhận công bố lưu hành theo Quyết định số 209/QĐ-TT-CLT ngày 01/10/2020 của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT – Tác giả: Trần Thị Liền, Hà Văn Nhân, Nguyễn Thành Luân và CTV 2. Đặc điểm sinh học: – Thời gian sinh trưởng: Tại các tỉnh Đồng bằng bắc bộ giống lúa N24 có TGST trong vụ mùa 105-112 ngày, vụ Xuân 136-146 ngày . – Cây cao 115- 120 cm, đẻ nhánh khỏe, thân cứng, sinh trưởng nhanh, cổ bông và bông to, xếp hạt dầy. – Dạng hạt trung bình,  có 150 – 180 hạt chắc/bông tuỳ theo điều kiện canh tác, tỷ lệ hạt chắc cao, trọng lượng 1000 hạt 20,6-21,4 gam. – Năng suất trung bình 56,4-65,1 tạ/ha vụ xuân và khoảng 52,0 tạ/ha vụ mùa, thâm canh tốt đạt 85-90 tạ/ha/vụ. – Gạo trắng trong, bóng đẹp, tỷ lệ gạo nguyên sau khi xay xát rất cao, cơm thơm nhẹ, mềm ngon . – Chống chịu tốt với một số loại sâu bệnh hại chính như: Kháng cao với Đạo ôn,  chịu lạnh giai đoạn mạ khá, chịu thâm canh tốt, chống đổ rất tốt 3. Kỹ thuật canh tác: – Chân đất thích hợp: chân chủ động tưới tiêu, chân gieo cấy các giống: BC15, Bắc thơm 7, Khang dân 18, có thể cấy được ở chân vàn hơi thấp hiện nay đang gieo cấy Q5. – Thời vụ gieo cấy: + Vụ Xuân muộn gieo xung quanh 15/1 – 05/1. Cấy xung quanh lập xuân 5/2, khi mạ 3-4 lá hoặc tuổi mạ 12-15 ngày, chú ý không nên cấy mạ già. + Vụ Mùa sớm: Gieo đầu đến giữa tháng 6, cấy tuổi mạ 12-15 ngày. – Kỹ thuật làm mạ: Gieo thưa 1 kg giống gieo trên 30-40 m2, chăm sóc tốt cho đẻ ngạnh trê, nếu nhiệt độ thấp dưới 15oC nên che phủ nilon để chống rét cho mạ. – Mật độ cấy thích hợp: Vụ Xuân 40- 45 khóm/m2, vụ Mùa 40 khóm/m2, mỗi khóm cấy 2-3 dảnh cơ bản. Cấy hàng rộng 30 cm, hàng hẹp 15 cm, hàng con 13 – Phân bón áp dụng như các giống lúa chất lượng ngắn ngày khác: + Lượng phân có thể bón: 10 tấn phân hữu cơ vi sinh+ (100N + 90 P2O5+ 90 K2O) kg/ha. hoặc 30 kgNPK Việt Nhật hoặc con cò + Nguyên tắc bón phân: Bón nặng đầu nhẹ cuối. Tuỳ theo loại đất có thể chia ra 2-3 lần để bón,. + Bón lót: Toàn bộ phân vi sinhvà lân, 1/3 lượng đạm, 1/3 lượng phân kali + Bón thúc khi bắt đầu đẻ nhánh: 2/3 lượng phân đạm và 1/3 lượng kali + Bón khi đòng phân hóa bước 2-3 để nuôi đòng: bón hết lượng kali còn lại – Điều tiết nước: Mực nước trong ruộng luôn giữ nông thường xuyên hoặc tháo nước xen kẽ theo yêu cầu sinh lý của cây lúa. – Chăm sóc: Làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh. Mọi chế độ chăm sóc (làm cỏ, bón phân, tưới nước…) như các giống lúa ngắn ngày khác. Chú ý: Thăm đồng, phát hiện sâu bệnh sớm, phòng trừ sâu bệnh kịp thời.