Phát triển sản phẩm từ lúa gạo, nâng cao giá trị sản xuất ngành lúa gạo Việt Nam

Ngày 9/10, tại Hải Dương, được sự đồng ý của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Tọa đàm “Phát triển các sản phẩm chế biến từ lúa gạo nhằm nâng cao giá trị sản xuất ngành lúa gạo Việt Nam”.

Tọa đàm “Phát triển các sản phẩm chế biến từ lúa gạo nhằm nâng cao giá trị sản xuất ngành lúa gạo Việt Nam”.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Viện trưởng Viện Cây lượng thực và Cây thực phẩm Nguyễn Trọng Khanh nhấn mạnh, việc chế biến gạo của Việt Nam trong những năm qua có sự phát triển mạnh. Chế biến chia thành ba cấp gồm; Cấp 1: sơ chế là giai đoạn thu hoạch, phơi sấy, sát gạo…; Cấp 2: chế biến thứ cấp là giai đoạn sản phẩm gạo sẽ làm ra bánh, mì, bún, phở… các sản phẩm khác được chế biến từ gạo; Cấp 3: chế biến sâu là phân lập phát hiện ra các chất hữu ích, quý hiếm ở trong sản phẩm gạo.

Viện trưởng Viện Cây lượng thực và Cây thực phẩm, Ông Nguyễn Trọng Khanh phát biểu khai mạc tọa đàm.

Với mục tiêu chế biến các sản phẩm từ lúa gạo, hướng đến hiệu quả kinh tế, thu được lợi nhuận cao nhất, giảm thiểu yếu tố tác động xấu từ môi trường. Thông qua chế biến giá trị của lúa gạo sẽ được tăng lên, nâng cao thu nhập. Hy vọng sau buổi tọa đàm sẽ rút ra được nhiều kinh nghiệm trong việc chế biến các sản phẩm từ lúa gạo.

Ông Nguyễn Phú Thuỵ, Phó Giám đốc TTKN Hải Dương tham luận tại toạ đàm

Ông Hoàng Xuân Trường, Phó giám đốc Trung tâm HTNN báo cáo tại Tọa đàm

Tại Tọa đàm, ông Nguyễn Thành Luân, Phó Trưởng phòng khoa học và hợp tác quốc tế, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm giới thiệu những giống lúa chất lượng phục vụ cho chế biến các sản phẩm từ lúa gạo tại các tỉnh phí Bắc.

Ông Nguyễn Thành Luân, Phó Trưởng phòng khoa học hợp tác quốc tế báo cáo

Như giống lúa: Gia Lộc 601 là giống lúa có năng xuất 66,6 – 77,7 tạ/ha (vụ xuân) và 58,7 – 65,1 tạ/ha (vụ hè Thu); Giống lúa Gia Lộc 301 đạt năng xuất vụ xuân đạt 65-70 tạ/ha (vụ xuân), đạt 60-65 tạ/ha (vụ mùa); Giống lúa HD12 đạt năng suất 65-75 tạ/ha (vụ xuân); đạt 60-70 tạ/ha (vụ mùa).

Ngoài ra, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm cũng giới thiệu những giống lúa chất lượng khác như: BC15-02; BT7KBL-02; HD11; GL97; Gia Lộc 25; HYT116; HYT325…

Đại biểu thăm quan máy làm sạch và phân loại thóc tại Hải Dương

Đây là những giống có khả năng kháng cao, chống chịu rầy nâu, bệnh đạo ôn, bạc lá, chống đổ… sinh trưởng và phát triển tốt. Thời gian sinh trưởng từ 100 – 145 ngày tùy theo từng giống lúa, mùa vụ. Chất lượng gạo ngon, hạt gạo trong, cơm mềm, thơm, vị đậm…

Sản phẩm làm từ gạo GL601.

Trên tinh thần cởi mở, các đại biểu quan tâm đến nội dung như: Hàm lượng amylose để phù hợp làm bún bánh; Định hướng tạo ra giống lúa mới để phát triển bún, bánh chất lượng tốt; Giống lúa mới mà Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm giới thiệu có ưu điểm gì khác biệt hơn so với giống lúa truyền thống; Nếu địa phương sản xuất các giống lúa GL601, GL301 thì Viện có kết nối với các cơ sở chế biến làng nghề để tiêu thụ sản phẩm được không; Mở rộng thị trường tiêu thụ lúa gạo theo chuỗi giá trị; Dây truyền sản xuất mì, bún, gạo đảm bảo chất lượng, an toàn; lợi nhuận có tăng so với giống lúa thông thường….

Giống lúa phù hợp để chế biến sản phẩm từ gạo.

Những chia sẻ của đại biểu được cán bộ chuyên môn Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất chế biến lúa gạo, từ đó nâng cao giá trị sản xuất gạo của Việt Nam.

Nguồn: https://kinhtenongthon.vn