GIỐNG CÀ CHUA VT3

GIỐNG CÀ CHUA VT3

  1. Nguồn gốc:
    Giống cà chua VT3 là giống cà chua lai từ tổ hợp lai hợp lai (15 x VX3). Giống được công nhân theo quyết định số 691/QĐ-BNN-TT, ngày 04 tháng 03 năm 2008.

Cơ quan tác giả: Viện Cây lương thực và cây thực phẩm.

Tác giả: TS. Đào Xuân Thảng, Ths. Đoàn Xuân Cảnh, PGS.TS. Nguyễn Tấn Hinh.

2. Đặc điểm chính của giống:

Thời gian sinh trưởng: Giống cà chua VT3 là giống lai F1 có thời gian sinh trưởng 120 – 130 ngày, thu quả sớm sau trồng 75 – 85 ngày và thời gian thu quả 30 – 35 ngày.
Đặc điểm: Chiều cao cây 90 – 95cm, cứng cây, lá xanh đậm, phân nhánh trung bình 2,5 – 3.0 nhánh cấp1/cây. Giống cà chua lai VT3 có số quả/cây từ 15 – 17 quả, khối lượng trung bình quả 120 – 125 gam.
– Khả năng chống chịu: Giống cà chua VT3 có khả năng chống chịu bệnh một số bệnh: héo xanh vi khuẩn, virus, sương mai khá.

– Năng suất vụ sớm (gieo hạt 15/8 – 15/9) đạt 45 – 50 tấn/ha, ở vụ chính (gieo hạt 15/9 – 5/10) đạt trên 55 – 60 tấn/ha.

– Chất lượng: Quả VT3 có dạng hình tròn hơi dẹt (chỉ số dạng quả I = 0,85), vai quả xanh khi chín có màu đỏ thẫm, cùi dày 0,75cm, ruột khô, ít hạt thích hợp thị hiếu tiêu dùng trong nước.

3. Kỹ thuật thâm canh:

– Thời vụ gieo trồng: Vụ sớm gieo hạt: 15/8 – 5/9, vụ chính gieo hạt : 15/9 – 15/10 và vụ xuân hè gieo hạt : 15/1 – 5/2.

– Kỹ thuật vườn ươm:

Lượng hạt giống cho 1ha: 0,4 – 0,5 kg (cả dự phòng)

Giá thể gieo hạt: Hỗn hợp giá thể được chuẩn bị 10 – 15 ngày trước khi sử dụng.

Gieo hạt vào các khay, bầu…gieo xong phủ một lớp giá thể mỏng. Cần tỉa định cây đảm bảo khoảng cách 3 – 4cm/cây hoặc mỗi cây/1bầu. Tuổi cây con từ 25 – 30 ngày vụ thu đông và 30 – 35 ngày vụ xuân hè (4 – 5 lá thật).

– Kỹ thuật sản xuất cà chua thương phẩm

+ Làm đất : Đất trồng được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ và xử lý nấm bênh. Lên luống rộng 1,4m (cả rãnh luống), luống cao 25 – 30cm..

+ Mật độ trồng 3,2 vạn cây/ha với khoảng cách 75 x 40cm .

+ Lượng phân cần bón cho 1 ha từ 20 – 25 tấn phân hữu cơ vi sinh, 300 kg urê, 600 kg supe lân và 300 kg kali clorua. Bón lót trước khi trống với toàn bộ phân hữu cơ vi sinh, lân và 1/6 phân đạm và 1/6 phân. Bón thúc làm 3 lần: Lần 1 sau trồng 10 – 15 ngày với 1/4 lượng phân đạm, 1/4 phân phân Kali, lần 2 bón sau trồng 30 – 35 ngày với 1/4 lượng phân đạm, 1/4 phân phân Kali và lần 3 bón sau khi đậu quả rộ với toàn lương phân bón

+ Tưới nước: Sau khi trồng, thường xuyên tư���i nhẹ nước lã cho cây mau bén rễ, hồi xanh. Luôn đảm bảo đủ ẩm cho cây.

+ Tỉa cành : Tỉa những cành la, chỉ để lại 3 thân chính. Các nhánh là thân chính và một nhánh dưới chùm hoa đầu.

+ Cắm dàn: sau trồng 25 – 30 ngày tiến hành cắm dàn cho cà chua, khi cây có thân lá phát triển tốt thường xuyên buộc cây, tỉa lá già cho thoáng gốc.

+ Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh bằng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM). Sâu xanh, sâu đục quả dùng Padan 0,1%, Sherpa 25EC 0,1%, Cyperkill 10EC 0,1%… phun vào buổi chiều mát. Bệnh sương mai dùng Zineb 80WP 0,25%, Mancozeb 80BTN 0,25%, Daconil 75 WP 0,2%, Ridomill 72wp nồng độ 0,15%… phun cho cây.

– Thu hoạch, bảo quản:

Thu hoạch đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật.

Trước khi thu hoạch 20 – 25 ngày hạn chế tưới nước, bón phân để nâng cao chất lượng quả.

4. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Giống cà chua lai VT3 được trồng tốt ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, nhất là các tỉnh: Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hà Tây, Bắc Ninh trong vụ đông sớm (gieo hạt 15/8-5/9) và chính vụ (15/9 – 5/10) trên đất cơ cấu: Lúa xuân – Lúa mùa sớm – Cà chua VT3, Lúa xuân – Đậu tương hà thu – Cà chua VT3 hoặc Cà chua VT3 – Lúa mùa sớm – Cây vụ đông, trên đất chủ động tưới tiêu.

5. Điển hình đã áp dụng thành công:

Hải Dương: Gia Lộc, Tứ Kỳ, Chí Linh

Hòa Bình, Lương Sơn.

Nam Định: Hải Hậu, Vụ Bản

Lạng Sơn: Hữu Lũng

6. Địa chỉ liên hệ giống:

Cá nhân: Đoàn Xuân Cảnh. Trưởng Bộ môn Cây thực phẩm

Viện Cây lương thực và cây thực phẩm

Địa chỉ: Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương

Điện Thoại: 02203716385/0912675356