GIỐNG LÚA ĐB1

GIỐNG LÚA ĐB1

1. Nguồn gốc

Giống lúa ĐB1 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc từ dòng 28R được gây đột biến phóng xạ bởi tia gamma nguồn Co60 với liều lượng 40 krad. Giống được công nhận cho sản xuất thử theo quyết định số: 2182/QĐ-TT-CLT ngày 29/7/2004 của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Cơ quan tác giả: Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.

2. Đặc điểm chính của giống

– Thời gian sinh trưởng: Vụ mùa: 110 – 115 ngày; Vụ xuân: 140 – 145 ngày.

– Đặc điểm giống: Chiều cao cây: 100 – 105 cm; Chiều dài bông: 23 – 24 cm; Tỷ lệ lép: 7 – 12%; Dạng hạt: Dài: 5,71 mm, Rộng: 2,57 mm; Khối lượng 1000 hạt: 25,5 – 26 gram; Mật độ hạt (hạt/cm):         6,0; Số bông/m2: 350 – 370 bông; Hạt chắc/bông: 130 – 150 hạt.

– Khả năng chống chịu: Chịu rét khá trong vụ xuân, kháng đạo ôn khá, chống đổ khá.

– Năng suất trung bình: 60 – 65 tạ/ha. Năng suất cao đạt: 80 – 85 tạ/ha (vụ xuân).

– Tỷ lệ gạo lật: 79,85%; tỷ lệ gạo xát: 69,95; tỷ lệ gạo nguyên: 74,76%.

3. Kỹ thuật canh tác

ĐB1 là giống lúa ngắn ngày có thể gieo mạ dược, mạ sân, gieo vãi tuỳ điều kiện thích hợp của từng địa phương.

– Thời vụ: Vụ xuân gieo mạ từ 25/12 – 5/1; gieo vãi từ 5/2 – 20/2 chỉ nên gieo vãi trên đất màu không nên gieo vãi ở đất lúa.

Vụ mùa gieo mạ từ 1/6 – 15/6.

– Mật độ cấy: 3 – 4 dảnh, 55 – 60 khóm/m2

– Phân bón (cho 1 sào Bắc bộ):

+ Phân hữu cơ vi sinh: 300 – 400 kg

+ Đạm urê: 7 – 8 kg

+ Supe lân: 15 – 20 kg

+ Kali: 4 – 6 kg

– Phương pháp bón phân:

+ Bón lót toàn bộ phân hữu cơ vi sinh + lân + 50% đạm urê + 50% kali.

+ Bón thúc đợt 1: 40% đạm urê khi lúa đẻ nhánh.

+ Bón thúc đợt 2: bón đón đòng lượng phân còn lại khi lúa phân hoá đòng.

– Chăm sóc: giữ đủ nước 5 – 7 cm, làm cỏ, bón thúc kịp thời. Chú ý phòng trừ sâu bệnh kịp thời.

4. Đối tượng và phạm vi áp dụng giống ĐB1

Sử dụng cho trà lúa xuân muộn, mùa sớm. Tại các chân ruộng cao, vàn. Đặc biệt phát huy hiệu quả tại các công thức luân canh 2 lúa + 1 mầu /năm.

5. Điển hình đã áp dụng thành công giống ĐB5

Giống lúa ĐB1 đã phát triển trên diện tích hàng nghìn ha/vụ tại tất cả các tỉnh vùng ĐBSH, các tỉnh Trung bộ (Hải Dương, Hà Tĩnh, Bình Định, Tuyên Quang, Lạng Sơn,…)

6. Địa chỉ liên hệ giống

ThS. Nguyễn Trọng Khanh – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần, Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương.

ĐT: 0220.3514926, 0220.3716928

Email: mr_khanh_hd@yahoo.com