GIỐNG LÚA LTH1.34

GIỐNG LÚA LTH1.34

1. Nguồn gốc, tác giả:

Giống lúa LTh1.34 do Bộ môn chọn tạo giống lúa chất lượng và đặc sản, Trung tâm nghiên cứu và phát triển lúa thuần – Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo. Giống được công nhận cho sản xuất thử tại quyết định số: 35/QĐ-TT-CLT ngày 14/02/2014 của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Tác giả: Nguyễn Thị Bích Hợp

2. Đặc điểm chính của giống:

– Thời gian sinh tr­ưởng ngắn, ở vụ Mùa và Hè thu: 95 – 100 ngày; vụ Xuân : 115 – 120 ngày.

– Cao cây 85 – 90 cm, chiều dài bông 22 – 25 cm, số hạt chắc trên bông trung bình đạt 200 – 220 hạt, hạt xếp xít, khối lượng 1000 hạt 17,5 – 18,5gam. Khả năng đẻ nhánh rất khỏe. Cứng cây hơn BT7, bộ lá xanh, tán lá gọn.

– Giống LTh1.34 có khả năng chịu rét khá (điểm 3) chống chịu sâu bệnh khá. Chịu thâm canh hơn BT7.

– Năng suất trung bình 60-65 tạ/ha. Thâm canh tốt có thể đạt 70 tạ/ha.

– Là giống lúa có phẩm chất tốt: Gạo trong, hạt thon dài đẹp, tỷ lệ gạo xát 70%. Hàm lượng amylose 16%, cơm mềm ngon, không dính, vị đậm, chan canh không nát, cơm để nguội không cứng.

3. Kỹ thuật gieo cấy/ canh tác/ sản xuất:

Thời vụ gieo cấy ở vùng Đồng bằng Bắc bộ:

-Vụ Xuân: Gieo từ 15/1 – 15/2. Cấy khi mạ được 3 – 3.5lá( Cấy mạ non). Nếu gieo mạ sân gieo trước tiết lập xuân 7 – 10 ngày, cấy sau tiết lập xuân khoảng 1 tuần, nếu gieo vãi nên gieo xung quanh tiết lập xuân.

– Vụ mùa: Tùy theo từng vùng làm cây vụ đông khác nhau mà bố trí thời vụ cho phù hợp. Thời vụ cho phép từ 25/5 đến 25/6.

Mật độ cấy: 45 – 50 khóm/m2, mỗi khóm 1 – 2 dảnh

Phân bón: Tính cho 1 sào Bắc bộ (360 m2): Phân vi sinh hữu cơ 55 – 60 kg; Đạm urê 7 – 8 kg; Supe lân 15 – 20 kg; Kali clorua 7 – 8 kg.

– Cách bón: Bón lót khi cấy phân vi sinh hữu cơ và toàn bộ lân + 30% phân đạm + 30% Kali. Bón thúc sớm (10 – 15 ngày sau cấy) 70% lượng đạm + 30% kali. Bón đón đòng 40% Kali.

Chú ý:

-Vụ xuân khi thời tiết ấm cần chăm sóc sớm, tập chung để cây sinh trưởng tốt mạnh ở giai đoạn đầu.

– Giống lúa LTh1.34 có thời gian sinh trưởng ngắn nên cần thiết quy vùng sản xuất để thuận tiện theo dõi.

– Cấy mạ non hoặc gieo sạ

– Bón phân chăm sóc sớm cho lúa phát triển tốt ngay ở giai đoạn đẻ nhánh.

– Không dùng phân đạm đơn lẻ hoặc phân tổng hợp có hàm lượng đạm cao để bón rước thêm ở giai đoạn cuối.

– Bón đủ phân Kali cho lúa ở thời kỳ bắt đầu làm đòng

4. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Có khả năng thích ứng rộng nên có thể gieo cấy đư­ợc ở vụ Xuân muộn, Mùa sớm, Mùa trung tùy cơ cấu mùa vụ của từng địa phương.

5. Điển hình đã áp dụng thành công:

Hải Phòng, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Nam Định, Thái Nguyên, Quảng Bình, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Kon Tum…..

6. Địa chỉ liên hệ giống:

Trung tâm Nghiên cứu và PT Lúa thuần, xã Liên Hồng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.

SĐT: 0220.3716.616

Email: luathuan08@vnn.vn