GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT22

GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐT22

  1. Nguồn gốc:

Giống ĐT22 do trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ chọn tạo từ dòng đột biến của hạt lai (DT95 x ĐT12) và được Hội đồng Khoa học Công nghệ (Bộ NN&PTNT) công nhận là giống mới. Quyết định số 219 QĐ/BNN-KHCN ngày 19/01/2006.

Cơ quan tác giả: Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.

Tác giả: Trần Đình Long, Trần Thị Trường, Hoàng Minh Tâm, Quách Ngọc Truyền, Nguyễn Thị mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Chúc, Lê Tuấn phong, Nguyễn Đạt Thuần.

2. Đặc điểm chính của giống:

– Thời gian sinh trưởng trung bình 85 – 90 ngày.

– Đặc điểm: Giống đậu tương ĐT22 có hoa màu trắng, hạt vàng, rốn nâu đậm, quả chín có màu nâu. Khối lượng 1000 hạt 155-160 g.

– Giống ĐT22 kháng bệnh phấn trắng.

– Năng suất 18 – 27 tạ/ha, tuỳ thuộc vào mùa vụ và điều kiện thâm canh

3. Kỹ thuật gieo cấy/ canh tác/ sản xuất:

– Thời vụ: ĐT22 thích hợp trong cả 3 vụ trồng đậu tương. Thời vụ cụ thể:

+ Vụ Xuân: 20/2 – 10/3.

+ Vụ Hè: 25/5 – 15/6.

+ Vụ đông: 20/9 – 30/9.

– Mật độ

+ Vụ Xuân: 30 – 35 cây/m2; hàng cách hàng 40cm, gieo 1 hạt/hốc, hốc cách hốc 6 – 8 cm.

+ Vụ Hè: 25 – 30 cây/m2;  hàng cách hàng 40cm, gieo 1 hạt/hốc, hốc cách hốc 8 – 12 cm.

+ Vụ Đông: 40 – 45 cây/m2; hàng cách hàng 35cm, gieo 2hạt/hốc,hốc cách hốc 4 – 5 cm. Lượng hạt gieo thông thường 60 kg/ha, nếu gieo gốc rạ lượng hạt là 70 – 75kg/ha.

– Phân bón

+ Lượng tổng số tính cho 1 ha: 1,4 tấn phân vi sinh hoặc 8 – 10 tấn phân hữu cơ vi sinh + 30 kg N + 60kg P2O5+ 60 Kg K2O

+ Cách bón:  Bón lót toàn bộ lân và phân hữu cơ. Trước khi gieo hạt cần phủ đất lên phân lót để tránh hạt tiếp xúc với phân

Bón thúc lần 1: khi cây có 2 – 3 lá thật, ½ lượng đạm + ½ lượng kali, kết hợp làm cỏ, xới.

Bón thúc lần 2: khi cây có 4 – 5 với lượng đạm, kali còn lại, kết hợp làm cỏ, xới và vun cao.

– Phòng trừ sâu: Vụ đông phun thuốc trừ dòi đục thân ngay khi cây xoè 2 lá mầm. Phòng trừ ròi đục lá, ròi đục quả, ruồi đục thân, sâu cuốn lá, sâu khoang, rệp, sâu đục quả bằng Pedan 50EC; Sumicidin 20EC; Regent 80WP. Nồng độ 0,01% – 0,03%, hoặc những thuốc có hoạt chất tương tự.

– Phòng trừ bệnh: Bệnh gỉ sắt, lở cổ rễ nên dùng thuốc Daconil 75W; Validacin 5FP Nồng độ phun 0,1 – 0,2%, hoặc những thuốc có hoạt chất tương tự.

Khi số quả trên cây có 90 – 95% quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu. Chọn thời tiết nắng ráo để thu hoạch, phơi, đập lấy hạt lần 1 để làm giống.

– Làm khô hạt

+ Phơi hạt:  Phơi hạt khô tới độ ẩm 10 – 12% (tùy theo thời gian cần bảo quản hạt giống), hạt để nguội mới đóng bao hoặc chum vại và đưa vào bảo quản. Hạt giống không được phơi trực tiếp trên sân gạch, xi măng.

+ Sấy hạt: Hạt được làm khô bởi không khí nóng với nhiệt độ 35 – 39°c thổi xuyên qua khối hạt. Sấy hạt đến khi độ ẩm đạt 10 – 12% sau đó làm sạch cơ bản và đóng gói hạt theo quy cách yêu cầu.

4. Đối tượng và phạm vi áp dụng: ĐT22 trồng trên đất phù xa, cát pha, đất màu, đất sau lúa mùa ở các tỉnh phía Bắc, Duyên Hỉa Nam trung bộ.

5. Điển hình đã áp dụng thành công:

Hà Nội, Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh phúc, Cao bằng, Sơn La, Bắc Cạn, Điện biên…

6. Địa chỉ liên hệ giống: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Đậu đỗ,

Vĩnh Quỳnh Thanh Trì, Hà Nội.