GIỐNG LÚA BM9820

GIỐNG LÚA BM9820

1.Nguồn gốc và quá trình chọn tạo
            Giống lúa BM9820 đuợc chọn tạo do tác giả: Lê Vĩnh Thảo và cộng sự Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
            Giống lúa BM9820 được chọn tạo ra từ tổ hợp lai: Q5/BL1 từ năm 1995 và chọn lọc theo phương pháp phả hệ. Năm 1995 Lai tạo và chọn cá thể , đánh giá chống chịu từ năm 1996 đến 1998. Năm 1999, gửi khảo nghiệm tại TTKKNGCTTW, trà ngắn ngày.
            BM9820 được cộng nhận sản xuất thử năm 2004, và được mở rộng sản xuất thử tại các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Hưng Yên, Cao Bằng, Hà Nam, Hải Dương, Điện Biên, Thanh Hoá, Quảng Nam….
            Giống BM9820 được Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTT công nhận giống chính thức theo quyết định số 56/QĐ-BNN-TT ngày 8 tháng 1 năm 2008.
2. Đặc điểm chính của giống lúa BM9820
– Giống lúa BM9820 có nhiều tính trạng hình thái giống với Q5 nhưng bông to hơn, hạt hơi dài
– Thời gian sinh trưởng dài hơn Q5 từ 3-4 ngày, cây cao hơn từ 4-5cm, có số hạt chắc/ bông lớn hơn Q5. So với Q5, BM9820 có hạt dài hơn, gạo có amiloza thấp hơn và cơm mềm hơn.
– BM9820 cứng cây hơn Khang dân, vượt năng suất các giống DV8, Khang dân 18 tại nhiều vùng trồng lúa.
– So với giống lúa Q5, BM9820 cho năng suất tương đương hoặc cao hơn từ 5-7 %.
– Hiện nay, BM9820 đang được gieo trồng nhiều tại các tỉnh miền Trung.
3. Kỹ thuật canh tác
– Thời vụ: + Vụ xuân: Xuân muộn gieo từ 25/1 đến 5/2, cấy khi mạ được 4 lá , mạ sân cấy lúc mạ được 14-16 ngày tuổi.
                  + Vụ mùa: gieo trà mùa sớm hoặc mùa trung, gieo từ 6/6 đ ến 25/6, cấy khi tuổi mạ được 15-17 ngày.
– Mật độ 50-55 khóm/m2, mỗi khóm 3-4 dảnh.
– Lượng phân bón cho 1 sào: Phân chuồng 400-500kg, Đạm: 9-10kg, Lân 18-2-kg, Kali: 7-8kg.
– Cách bón: nên bón nặng đầu nhẹ cuối
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân +1/3 đạm trước khi bừa cấy.
            + Bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh (sau cấy 10-15 ngày) 2/3 đạm + 1/2 kali kết hợp làm cỏ sục bùn lần 1. Làm cỏ lần 2 sau lần 1 từ 15-20 ngày, chú ý nhổ sạch cỏ dại, đặc biệt là cỏ lồng vực (cỏ kê)
            + Bón đón đòng khi lúa đứng cái: bón hết lượng kali còn lại.
– Chăm sóc: quản lý nước tốt, làm cỏ sục bùn kịp thời. Chú ý phát hiện kịp thời sâu bệnh, bọ trĩ lúc lúa mới cấy, rầy nâu, sâu đục thân, sâu cuốn lá để phòng trừ tốt.
4. Đối tượng và phạm vi áp dụng
            Thích hợp với chân đất vàn
5-Điển hình đã áp dụng thành công giống BM9820
– Vùng Đồng bằng sông Hồng: Hải dương, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Bắc giang.
– Vùng trung du miền núi: Phú Thọ, Tuyên Quang, Điện Biên, Cao Bằng.
-Vùng Trung bộ: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.
6. Địa chỉ liên hệ giống
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần – Thanh Trì, Hà Nội
ĐT: 024.36875398