GIỐNG LÚA CH208

GIỐNG LÚA CH208

1. Nguồn gốc
Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Tấn Hinh, TS. Trương Văn Kính, TS. Trần Nguyên Tháp, KS. Vũ Thị Hằng, KS. Phạm Hữu Chiến, ThS. Nguyễn Anh Dũng, ThS. Đỗ Thế Hiếu – Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
Giống lúa CH208 do Viện Cây lương thực – CTP lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai: Mố/C22//IR38803 – 1.
Giống được công nhận cho sản xuất thử năm 2011, Số QĐ: 70/QĐ-TT-CTL, ngày 14 tháng 3 năm 2011
2. Đặc điểm chính
– Thời gian sinh trưởng: + Vụ mùa: 120 -125 ngày.
                                         + Vụ Đông xuân (trà chính vụ): 165 -170 ngày.
– Khả năng đẻ nhánh trung bình, chiều cao cây 120 – 125 cm, lá dài, hơi xiên , màu xanh nhạt.
– Bông dài 27 – 29 cm, mỗi bông có trung bình 155 – 180 hạt, hạt nhỏ, rất dài; tỷ lệ D/R =3,4; khối lượng 1000 hạt 27 – 28 gam.
– Phẩm chất gạo tốt, trong, không bạc bụng, cơm dẻo ngon, hàm lượng amylose 18-20%.
– Giống lúa CH208 cho năng suất ổn định 45 – 50 tạ/ha trong điều kiện bấp bênh về nước. Trong điều kiện chủ động n­ước năng suất có thể đạt 55 – 60 tạ/ha. Nếu hạn nặng cũng đạt 32 – 35 tạ/ha.
– Khả năng thâm canh trung bình, kháng vừa với đạo ôn, rầy nâu, bạc lá và khô vằn.
– Chịu hạn tốt ở mọi giai đoạn, chịu rét khá.
3. Kỹ thuật gieo trồng
            CH208 là giống thích ứng rộng, chịu thâm canh trung bình, thích hợp trên đất bấp bênh nước, ruộng bậc thang, có thể cấy ở những ruộng hạn nhờ nước mưa.
– Thời vụ: + Vụ ĐX gieo mạ từ 25/1- 10/2, cấy khi mạ 5,0 – 5,5 lá.
      + Vụ mùa gieo mạ hoặc xạ khô từ 25/5 – 15/6, cấy ở tuổi mạ 20 – 25 ngày.
– Mật độ: gieo xạ khô 3,5 – 4,0 kg giống/ sào Bắc Bộ, cấy mật độ 45 – 50 khóm / m2, 3 – 4 dảnh/ khóm tùy đất tốt hoặc xấu ở vụ màu hay vụ đông xuân.
– Phân bón (cho 1 sào Bắc Bộ):
                        + Phân chuồng: 300 – 400 kg
                        + Ure: 7 – 8 kg
                        + Lân: 12 – 15 kg
                        + Kali: 6 – 7 kg
– Cách bón:
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng + 100% Lân + 50% Kali + 30% Ure.
+ Bón thúc lần 1: (bón sau khi cây lúa bén rễ hồi xanh) 40% Ure.
             + Bón thúc lần 2: (bón khi cây lúa phân hóa đòng) 30% Ure + 50% Kali.
            Nếu xạ khô: Bón lót toàn bộ phân chuồng + Lân. Bón thúc 2 – 3 lần kết hợp xới xáo sau khi mưa vào các giai đoạn:
            + Lúa đẻ nhánh: 50% Ure + 50% Kali.
            + Làm đòng: 30% Ure.
            + Lúa bắt đầu trỗ: 20% Ure + 50% Kali còn lại.
Nếu sử dụng phân NPK (16-16-8) thì bón 15 – 18kg/sào + 1 – 2 kg Ure
(Bón lót 7 – 9 kg NPK, thúc lần 1: 4 – 5 kg NPK, thúc lần 2: số còn lại + 1 – 2 kg Ure).
 (Chú ý: với đất chua có thể bón lót thêm vôi bột với liều l­ợng: 15 – 20 kg)
– Phòng trừ sâu bệnh:
+ Lúa cấy và lúa xạ khô cần theo dõi và phòng trừ bọ xít khi lúa mới trỗ và đang đông sữa.
+ Các loại sâu bệnh khác theo dõi, phòng trừ như bình thường.
4. Địa chỉ liên hệ giống
ThS. Nguyễn Trọng Khanh – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần, Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương.
ĐT: 0220.3514926, 0220.3716928
Email: mr_khanh_hd@yahoo.com