GIỐNG LÚA LAI SL8H

GIỐNG LÚA LAI SL8H

1. Nguồn gốc
Tác giả giống cây trồng: Giống nhập nội từ tập đoàn SL Agritech-Philippines
Đơn vị đăng ký khảo nghiệm và đề nghị công nhận giống tại Việt Nam: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai – Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
SL8H là giống lúa lai 3 dòng nhập nội từ IRRI. SL8H có dòng mẹ CMS là: SL – 1A, dòng bố là: SL – 8R. Năm 2004 SL8H được nhập nội và trồng thử nghiệm tại Việt Nam đến nay.
SL8H được Hội đồng KH Bộ NN&PTNT công nhận tạm thời theo QĐ số 89/QĐ-TT-CLT ngày 16/4/2010
2. Đặc điểm chính
– Thời gian sinh trưởng: Vụ Xuân muộn      : 125-130 ngày
                                   Vụ Mùa                : 110-115 ngày
– Chiều cao cây: 90-100 cm, đẻ nhánh khá, bản lá rộng, dày, xanh sáng.
– Năng suất: Vụ Xuân 7-8 tấn/ha, vụ Mùa 6-7 tấn/ha, bông to dài, nhiều hạt, hạt xếp sít, khối lượng 1.000 hạt 23 – 24 gam.
– Chất lượng xay xát tốt: tỷ lệ gạo xát 69-71%, hạt gạo dài cơm trắng, ngon, mềm, vị đậm.
– Chống chịu: Giai đoạn mạ chịu lạnh trung bình; giai đoạn lúa: cây cứng, chống đổ tốt, chống chịu tổng hợp với sâu bệnh, chịu thâm canh.
 
3. Kỹ thuật canh tác
– Thời vụ:
+ Vụ xuân: gieo mạ từ 15/1-05/2, có thể gieo mạ trên nền đất cứng hoặc trên sân xung quanh Lập Xuân. Vụ Xuân rét cần phải được che phủ Nilon để chống rét. Cấy khi nhiệt độ không khí trên 16oC, tuổi mạ dược 5,0 – 5,5 lá, mạ nền 2 – 3 lá.
+ Vụ mùa: gieo trà mùa sớm từ 01 – 05/6, mùa trung từ 10 – 20/6
(vùng ven biển có thể gieo cấy muộn hơn để hạn chế bệnh bạc lá). Tuổi mạ dược 15 – 18 ngày; mạ sân hoặc nền đất cứng 7 – 8 ngày
– Lượng giống và ngâm ủ : Mỗi ha ruộng cấy cần 25 – 30 kg giống (1kg/1sào BB). Vụ Xuân ngâm giống bằng nước ấm , vụ Mùa ngâm nước lã 6-8 tiếng (3 – 4 tiếng thay nước, đãi chua 1 lần), loại bỏ hết hạt lửng, lép sau đó ủ ấm. Nếu thấy quá nóng hoặc có mùi chua trong khi ủ thì phải dỡ ra đãi sạch chua rồi ủ tiếp đến nảy mầm. Tuyệt đối không để thóc bị chua hoặc quá khô trong khi ủ.
Lưu ý: Đối với giống chuyển từ vụ xuân sang chưa đủ thời gian ngủ nghỉ cần phải được xử lý phá ngủ bằng axít nitric 0,1% hoặc các chất kích thích nảy mầm như Lufain, Atonic, PN-22R, VKĐ – chế phẩm xử lý thóc giống- ĐHNNI…
            Trường hợp không có các hoá chất để xử lý có thể dùng 0,3 – 0,5kg lân Supe Lâm Thao hoà trong 10 lít nước, gạn bỏ cặn, lấy nước ngâm hạt giống trong 3-4 tiếng sau đó rửa đãi sạch tiếp tục ngâm bằng nước lã cho đến khi hạt thóc no nước. Chú ý phải thay nước thường xuyên như hướng dẫn.
 Mật độ cấy: Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng phương thức cấy sau:
Cấy bình thường, mật độ 36 – 40 khóm/1 m2, khoảng cách 15×15 cm. 1 – 2 cây mạ/ khóm. Cấy nông tay, thẳng hàng.
– Phân bón:
+ Lượng bón: Vụ xuân 8 – 10 tấn PC + 150N + 90P2O5 +120K2O/ ha
 Vụ mùa 8 – 10 tấn PC + 120N + 60 – 90P2O5 + 120 K2O/ha
Loại phân bón
Vụ xuân
Vụ mùa
Cho 1 ha
1 sào BB
Cho 1 ha
1 sào BB
Phân chuồng   (tấn)
8 – 10
0.25 – 0.35
8 – 10
0.25 – 0.35
Đạm Urea        (kg)
300 – 330
11-12
250 – 260
9 -10
Supe lân           (kg)
560
20
375
15 – 20
Kaly Clorua     (kg)
200
7 – 8
200
7 – 8
+ Cách bón: Nguyên tắc bón nặng đầu nhẹ cuối, cụ thể:
            * Bón lót sâu toàn bộ phân chuồng ủ mục, phân lân supe khi bừa ngả, rải mặt ruộng trước bừa cấy 1 ngày 3 – 4 kg Urea/sào. Nếu sử dụng NPK (Ninh B×nh, V¨n §iÓn, L©m Thao,…) để lót thì phải tính toán dựa trên hàm lượng phân phối trộn để bù các loại phân đơn như đạm, kaly cho đủ theo yêu cầu thâm canh.
            * Bón thúc lần 1 (sau cấy 10 – 15 ngày vụ xuân, 7 – 8 ngày trong vụ mùa), bón tập trung lượng đạm cao 6- 7 kgUrea/ sào trong vụ xuân và vụ mùa 5 – 6 kg Urea /sào. Bón 3- 4 kg Kaly cloua/sào. Kết hợp làm cỏ sục bùn nhẹ. Đối với đất chua phèn không nên xới cỏ vì dễ bị xì chua.
            * Bón thúc lần2 (khi lúa đẻ rộ): Bón hết lượng Kaky còn lại (3 – 4 kg/sào). Chỉ bón Kaly khi thời tiết tạnh ráo, lá lúa khô sương.
– Điều tiết nước:
+ Sau cấy giữ nước nông thường xuyên trên mặt ruộng khoảng 2 –3 cm
+ Khi cây lúa đẻ rộ, sau bón thúc Kaly, rút nước mặt ruộng, phơi khô nẻ chân chim Khi lúa phân hoá đòng bước 3 (đòng dài 0,1 – 0,2 cm)lại đưa nước vào ruộng (đối với đất chua phèn không phơi ruộng khô nẻ )
+ Giai đoạn phân hoá đòng và lúa trỗ bông giữ nước nông thường xuyên khoảng 3 – 5 cm. Tuyệt đối không để thiếu nước thời kỳ này sẽ làm giảm năng suất lúa.
+ Rút nước mặt ruộng khi lúa chín đỏ đuôi.
– Chăm sóc:
+ Chăm sóc như ruộng lúa đại trà. Nếu sử dụng thu��c trừ cỏ đầu vụ vẫn cần làm cỏ, xục bùn nhẹ sau khi bón thúc lần 2 để phân bón thúc được hoà trộn vào đất và hệ rễ lúa được trao đổi thêm không khí sẽ phát triển tốt hơn.
+ Ruộng lúa sinh trưởng chậm, đặc biệt trong vụ xuân có hiện tượng nghẹt dễ cần bổ xung thêm lân Supe, phân chuồng mục, khùa sục, thay nước…trước khi bón đạm
– Phòng trừ sâu bệnh:Theo dõi và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại. Áp dụng phương pháp phòng trừ tổng hợp dich hại cây trồng (IPM). Chỉ sử dụng thuốc hoá học khi sâu bệnh tới ngưỡng phòng trừ. Sử dụng đúng thuốc, đúng nồng độ. Chú ý phòng hộ để đảm bảo sức khoẻ và giữ gìn vệ sinh môi trường
4. Địa chỉ liên hệ giống
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm-Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì, Hà Nội
ĐT: 024.336875583, 024.36875037