GIỐNG LÚA M6
GIỐNG LÚA M6
1. Nguồn gốc
– M6 được lai tạo và chọn lọc ra từ tổ hợp lai (Bầu Hải Phòng/1548) bằng phương pháp lai hữu tính và chọn lọc phả hệ. Giống được công nhận chính thức năm 2005 tại quyết định số 3277/QĐ-TT-CLT ngày 23/11/2005 của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT.
– Cơ quan: Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
– Tác giả: KS. Đoàn Thị Ruyền, GS.VS. Vũ Tuyên Hoàng
PGS.TS. Nguyễn Tấn Hinh, TS. Trương Văn Kính
KS. Nguyễn Văn Nhạn, KS. Lê Đức Sảo.
2. Đặc điểm
– Giống lúa M6 có thời gian sinh trưởng trung bình, 125 – 130 ngày trong vụ mùa, 170 – 180 ngày trong vụ đông xuân.
– Đặc điểm: dạng hình thấp cây (chiều cao cây từ 100 – 105 cm); khả năng đẻ nhánh trung bình; chiều dài bông: 20 – 25 cm; lá đứng ngắn màu xanh nhạt; bông to, hạt hơi bầu; khối lượng 1000 hạt 25 – 26 gram.
– Khả năng chống chịu: có khả năng chịu phèn mặn khá, ít nhiễm sâu bệnh hại (Chống bệnh đạo ôn tốt, chống bạc lá khá, chịu rét khá, nhiễm khô vằn nhẹ, chịu mặn khá), chịu rét khá, chống đổ trung bình.
– Năng suất trung bình tại các vùng đất nhiễm mặn 2 – 3% đạt 50 – 60 tạ/ha. Tại các vùng nhiễm mặn nhẹ có thể đạt năng suất 55 – 60 tạ/ ha.
3. Kỹ thuật canh tác
– Thời vụ: M6 là giống lúa trung ngày, gieo cấy được cả hai vụ trong năm:
+ Vụ đông xuân: gieo mạ từ 20/11 – 10/12, cấy khi mạ đạt 5 – 5,5 lá + Vụ mùa: gieo mạ từ 10 – 20/6, tuổi mạ cấy 20 – 25 ngày.
– Mật độ: 30 – 40 khóm/ m2, 2 – 3 dảnh/ khóm.
– Phân bón (cho 1 sào bắc bộ)
+ Phân hữu cơ vi sinh: 230 – 250 kg.
+ urê: 7 – 8 kg
+ Supelân: 16 – 20 kg
+ Kali: 3 – 4 kg
– Cách bón
+ Bón lót toàn bộ phân hữu cơ vi sinh và phân lân + 40% urê + 30% Kali
+Thúc đợt 1: 40% urê + 30% Kali (Khi lúa bắt đầu đẻ nhánh)
+ Thúc đợt 2: Toàn bộ số phân còn lại (Khi lúa phân hoá đòng)
– Phòng trừ sâu bệnh: Chú ý phòng trừ sâu bệnh khi xuất hiện.
4. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
– Thực tế sản xuất cho thấy giống M6 thích hợp với trà lúa xuân sớm, mùa chính vụ tại vùng đất phèn mặn (vùng đồng bằng ven biển Bắc và Trung bộ). Là giống có khả năng chịu mặn khá nên cho năng suất cao hơn hẳn tại các chân ruộng nhiễm mặn tại các vùng đất lúa nhiễm mặn của các địa phương như Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định…
– Giống lúa M6 phù hợp với chân đất vàn, vàn hơi trũng
5. Điển hình áp dụng
– Giống M6 hiện phát triển tốt tại các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Ninh Bình,… trên các chân ruộng bị nhiễm mặn, cho năng suất 55 – 60 tạ/ha.
6. Địa chỉ liên hệ giống:
Bộ môn Chọn tạo giống lúa cho vùng khó khăn, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, xã Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương.
ĐT: 0220.3514926, 0220.3716928; DĐ: 0912 180 595
Email: mr_khanh_hd@yahoo.com