GIỐNG LÚA SH14

GIỐNG LÚA SH14

1. Nguồn gốc
            Giống SH14 đuợc chọn lọc do nhóm tác giả: Nguyễn Thị Gấm, Trần Văn Tứ, Khắc Đình Quang và các cộng sự: Nguyễn Trọng Khanh, Tạ Minh Sơn, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
            Giống lúa SH14 (Sông Hồng 14) do Trung tâm Nghiên cứu & PT lúa-Viện Cây lương thực & CTP lai tạo và chọn lọc, từ tổ hợp lai: Peiai64S/Newteqing/IR10198.
            Giống SH14 được Cục Trồng trọt- Bộ NN&PTNT cho phép sản xuất thử trong vụ Xuân sớm, Mùa trung tại các tỉnh miền Bắc và vụ Xuân tại các tỉnh miền Trung theo quyết định số 215/QĐ- TT- CLT ngày 02 tháng 10 năm 2008.
2. Đặc điểm chính của giống
– Thời gian sinh trưởng: Vụ mùa 105-110 ngày, vụ Xuân muộn 135-140 ngày (t­ương đương với giống KD18).
– Cây cao 105 cm, dạng hình thân lá đẹp, sinh tr­ưởng nhanh và trỗ thoát nhanh.
– Chống chịu tốt với một số loại sâu bệnh hại chính nh­ư: Rầy nâu, Khô vằn, chịu lạnh khá, nhất là giai đoạn trỗ bông (không bị lép đầu bông nh­ư Q5 và KD18), chịu thâm canh khá, chống đổ tốt hơn giống KD18, thích ứng khá rộng với các chân đất canh tác.
– Giống lúa SH14 là loại hình bông to, xếp hạt xít, tỷ lệ hạt chắc cao, có 170 – 200 hạt chắc/bông tuỳ theo điều kiện canh tác, trọng l­ượng 1000 hạt 23 gam.
– Gạo trắng trong hơn Q5, tỷ lệ gạo nguyên sau khi xay xát cao, cơm mềm ngon hơn Q5 và KD18.
– Năng suất trung bình 60 tạ/ha/vụ, thâm canh tốt đạt 70 – 80 tạ/ha/vụ.
3. Kỹ thuật canh tác
– Chân đất cấy thích hợp: Vàn và vàn hơi thấp chủ động t­ới tiêu (Chân gieo cấy giống lúa Q5 và KD18)
– Thời vụ: + Vụ Xuân: Các tỉnh miền Bắc nên gieo Xuân muộn từ 10/1 đến 5/2, cấy sau lập xuân, đối với mạ d­ược cần cấy sớm tránh mạ già, tuổi mạ d­ược 3,0- 3,5 lá, mạ sân cấy khi 12-15 ngày tuổi.
      + Vụ Mùa: gieo trà mùa sớm hoặc mùa trung, gieo từ 1/6 đến 25/6, cấy mạ non 3,0 – 3,5 lá,
– Mật độ: 45 – 50 khóm/m2 (mật độ dầy hơn 5% so với KD18), mỗi khóm 1-2 dảnh.
– L­ượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ: Phân chuồng 200 kg, 18 – 22kg NPK(16:16:8), 4-5 kg kaly (100-110N, 100-110 P2O5, 100-110K2O/ha )
– Cách bón: Nên bón nặng đầu nhẹ cuối, bón thúc sớm cho lúa đẻ nhánh sớm và đẻ nhánh tập trung
            + Bón lót: Bón tr­ước hoặc cùng với cấy lúa, bón lót toàn bộ phân chuồng + 40% lượng phân tổng hợp NPK.
            + Bón thúc: 60% l­ượng phân tổng hợp NPK khi lúa bắt đầu đẻ nhánh (vụ Mùa sau cấy 12-15 ngày, vụ Xuân sau cấy 20-25 ngày) kết hợp làm cỏ sục bùn lần 1. Làm cỏ lần 2 sau lần 1 từ 15 – 20 ngày, chú ý nhổ sạch cỏ dại.
            + Bón đón đòng: tr­ước khi trỗ 25-30 ngày: bón hết kali còn lại (3-4 kg).
– Chăm sóc: quản lý nước tốt, làm cỏ bón thúc kịp thời. Chú ý phát hiện kịp thời sâu bệnh, bọ trĩ lúc lúa mới cấy, sâu đục thân, sâu cuốn lá, đạo ôn, để phòng trừ tốt.
4. Đối tượng và phạm vi áp dụng giống SH14
            Sử dụng cho trà lúa xuân muộn, mùa sớm. Tại các chân ruộng cao, vàn
            Đặc biệt phát huy hiệu quả tại các công thức luân canh 2 lúa + 1 mầu /năm
5. Điển hình đã áp dụng thành công giống SH14
            Các tỉnh ĐBSH, và bắc Trung bộ, Trung du phía bắc.
L­ưu ý:
            – Bón phân chăm sóc sớm cho lúa phát triển tốt ngay ở giai đoạn đẻ nhánh.
            – Không dùng phân đạm đơn lẻ hoặc phân tổng hợp có hàm l­ợng đạm cao để bón r­ớc thêm ở giai đoạn cuối. Bón đủ phân Kali cho lúa ở thời kỳ bắt đầu làm đòng
6. Địa chỉ liên hệ giống
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần – Thanh Trì, Hà Nội
ĐT: 024.36875398