GIỐNG LÚA N25

GIỐNG LÚA N25

1. Nguồn gốc

Giống lúa N25 chọn lọc từ giống gốc 9311 được xử lý bằng tia gamma nguồn Co60 ở vụ mùa. Giống được công nhận chính thức theo Quyết định số: 3531/QĐ-BNN-TT, ngày 30/8/2017 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2. Đặc điểm chính        

– Thời gian sinh trưởng:

+ Vụ xuân: 115-120 ngày

+ Vụ mùa:  87-93 ngày

– Chiều cao cây: 110-120 cm,  sinh trưởng nhanh, mạnh, bộ lá màu xanh nhạt.

– Khối lượng 1000 hạt từ 21-23 gam

– Hạt nhỏ dài,  hạt gạo trong, tỷ lệ gạo nguyên cao. Cơm ngon, mềm dẻo, đậm.

– Giống N25 có khả năng chịu nóng rất tốt, chống đổ trung bình, kháng đạo ôn, nhiễm nhẹ rầy nâu và bạc lá.

– Năng suất thực thu :

* Vụ xuân: 62 – 67tạ/ha

* Vụ mùa: 55-63 tạ/ha

3. Kỹ thuật thâm canh

+ Thời vụ:

– Vụ xuân: gieo sau lập xuân khoảng 15 – 17 ngày. Gieo vào thời vụ này thường hay gặp rét nên phải chống rét cho mạ bằng cách che phủ nilon. Cấy khi mạ được 3-4 lá.

– Vụ mùa: Gieo từ 25/5 – 25/7 (cho vùng đồng bằng Bắc bộ và các vùng có điều kiện tương tự). Mạ sân chỉ sau 7-10 ngày tuổi phải đưa ra cấy.

+ Lượng giống và cách ngâm ủ

  • Mỗi sào (360 m2) đất cấy cần 2,0 – 2,5 kg giống hay gần 50 – 60kg/ha. Ngâm no nước( khoảng 42 giờ với giống chuyển vụ), 8 giờ thay nước một lần, sửa sạch chua. Mùa đông cần ủ kỹ.

Phương thức gieo cấy: gieo mạ sân 7-10 ngày tuổi,  hoặc gieo vãi, không gieo mạ dược.

+Chọn đất và làm đất: chân đất vàn và vàn cao để làm xuân muộn hoặc mùa sớm, hoặc hè thu cực sớm ở các tỉnh Bắc Trung bộ.

+ Mật độ cấy:Tuỳ theo chất lượng đất mà có thể c��y từ 55 – 60 khóm/m2. Cấy nông tay, 2- 3 dảnh/khóm. Hoặc gieo thẳng để đạt khoảng 300 bông/m2.

+ Phân bón: Giống N25 là giống cực ngắn, sau khi gieo mạ khoảng 32 ngày đã phân hoá đòng nên cần phải gieo vãi, hoặc cấy mạ non (3 lá). Đồng thời phải chăm sóc, bón phân sớm theo quy trình để lúa đẻ tập trung, bông dài hơn. Nếu bón muộn thì năng suất sẽ thấp.

Lượng phân cụ thể cho một sào Bắc bộ (360 m2) tuỳ theo chân đất. Nhưng cũng có thể tham khảo một mức bón như sau:

– Phân hữu cơ vi sinh: 500 kg; Ure:  8-10 kg; 15 kg Super lân. Kali Clorua: 8- 10 kg

– Nếu có phân tổng hợp NPK thì càng tốt. Lượng bón căn cứ vào chất tác dụng ghi trên vỏ bao để tính toán cụ thể, khoảng  25 kg/ sào Bắc bộ ( loại 16:16:8).

+ Cách bón như sau:

-Lót: 100% phân chuồng+ 100% lân +70% đạm + 70% kali (bón trước bừa cấy)

– Bón đón đòng: Trước khi lúa phân hoá đòng 5 ngày (sau khi gieo 27 ngày): 30% đạm + kali.

– Bón nuôi hạt: Khi lúa trỗ hoàn toàn nếu xấu thì bón thêm 1 kg ure/sào. Có thể phun phân qua lá

+ Phòng trừ sâu bệnh: như các giống khác.

+ Khử lẫn: là việc loại bỏ các cây khác dạng, cây bệnh, cây khác giống, lúa cỏ, lồng vực…khỏi ruộng lúa giống để đảm bảo độ thuần cho ruộng lúa.

+ Thu hoạch: Sau khi lúa trỗ hoàn toàn 28 ngày là có thể gặt được, không nên gặt muộn hơn vì rụng ngoài đồng và chuột phá hoại. Tr­ước khi đưa lúa vào máy tuốt phải vệ sinh máy, sân phơi, bao bì và các dụng cụ khác để tránh lẫn tạp

.4. Đối tượng và phạm vi áp dụng

– Giống lúa N25 thích hợp gieo cấy tại trà xuân muộn, mùa sớm và hè thu cho các tỉnh phía Bắc

– Giống lúa N25 phù hợp tại các chân vàn cao có các công  thức luân canh 1 lúa + 2- 3  màu, đặc biệt phù hợp với các công thức luân canh 2 lúa + 2 màu cực sớm.

5. Điển hình áp dụng

Giống lúa N25 đã được sản xuất thử rộng rãi tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh,  Quảng Bình, Hòa Bình, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng…

6. Địa chỉ liên hệ giống:

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, xã Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương.

ĐT: 0220.3714888                                              DĐ: 0912 422 854

Email: havannhancnhg@yahoo.com.vn

Một số hình ảnh: