GIỐNG LÚA P6ĐB

GIỐNG LÚA P6ĐB

1. Nguồn gốc

Tác giả và cơ quan tác giả: Hà Văn Nhân, Nguyễn Thành Luân, Lương Thị Hưng và CTV – Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
P6ĐB được chọn lọc từ quần thể P6 được xử lý đột biến bằng Co60
Giống được công nhận chính thức năm 2013, Quyết định số: 522/QĐ-BNN-TTngày18 tháng 11  năm 2013.
2. Đặc điểm chính
– P6ĐB là giống lúa cực ngắn ngày, thời gian sinh trưởng: Vụ Mùa: 75-85 ngày; vụ xuân:105-110 ngày.
– Chiều cao cây: 85 – 90cm, có dạng hình gọn, thân đứng, lá có màu xanh đậm.
– P6ĐB có tốc độ sinh trưởng và thời gian vào chắc đến chín hạt nhanh, số hạt/bông đạt (115-150), tỷ lệ lép thấp (8-10%), khối lượng 1000 hạt 26-27g. P6ĐB có chất lượng gạo khá, chiều dài hạt gạo 7,12mm, hàm lượng amyloza thấp (15,5%).
– Năng suất khoảng 50- 55 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 60tạ/ha.
– Giống có khả năng chịu rét, chịu nóng và chống đổ khá. Nhiễm nhẹ bệnh đạo ôn trong vụ xuân.
3. Kỹ thuật canh tác
– Thời vụ:
            + Vụ xuân: Gieo sau lập xuân khoảng 10 -30 ngày. Có thể gieo mạ sân, gieo vãi, không gieo mạ dược. Cấy khi mạ được 3-4 lá. Chú ý phòng rét cho mạ.
            + Vụ mùa: Gieo từ 25/5 – 25/7 (cho vùng đồng bằng Bắc bộ và các vùng có điều kiện tương tự). Mạ sân chỉ sau 7 ngày tuổi phải đưa ra cấy.
– Lượng giống và cách ngâm ủ:
Mỗi sào (360 m2) đất cấy cần 1,5 – 2,0 kg thóc giống (45 – 55kg/ha).
Ngâm 60- 70giờ, 8 giờ thay nước một lần, sửa sạch chua. Mùa đông cần ủ kỹ.
– Chọn đất:Chân đất vàn và vàn caođể cấy vụ xuân muộn, mùa sớm, hoặc hè thu ở các tỉnh Bắc Trung bộ.
– Mật độ cấy: 50 – 55hóm/m2 , 2- 3 dảnh/khóm.
– Phân bón:Giống P6ĐB là giống cực ngắn, sau khi gieo mạ khoảng 28 ngày đã phân hoá đòng nên cần phải gieo vãi hoặc cấy mạ non (3 lá). Đồng thời phải chăm sóc, bón phân sớm theo quy trình để lúa đẻ tập trung, bông dài hơn. Nếu bón muộn thì năng suất sẽ thấp.
– Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ: Bón phân theo 2 cách
+ Phân chuồng: 500 kg; Phân đạm: Ure: 8-10 kg; Super lân: 15 kg;  Kali Clorua: 8- 10 kg
Bón lót: 100% phân chuồng + 100% super lân + 80% ure + 80% kali (bón trước bừa cấy)
Bón đón đòng: Trước khi lúa phân hoá đòng 5 ngày (sau khi gieo mạ 20 ngày): 20% ure +20% kali.
+ Phân NPK tổng hợp: 25 kg/ sào Bắc bộ. Bón lót 100%.
Bón nuôi hạt: Khi lúa trỗ hoàn toàn nếu xấu thì bón thêm 1 kg ure/sào. Có thể phun phân qua lá
– Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi phòng trừ sâu bệnh kịp thời, chú ý phòng bệnh đạo ôn vụ xuân .
– Thu hoạch: Sau khi lúa trỗ hoàn toàn 28 ngày là có thể gặt được, không nên gặt muộn hơn vì rụng ngoài đồng và chuột phá hoại.
* Ghi chú: Vì lúa trỗ sớm nên dễ bị chuột phá hại, phải quy vùng và chống chuột.
4. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Tất cả các chân đất vàn, vàn cao, đất làm vụ đông sớm, đất làm mạ mùa, vùng hay bị lũ sớm ở miền trung, chân đất hay bị thiếu nước cuối vụ hoặc làm giống dự phòng.
5. Điển hình áp dụng thành công giống lúa P6ĐB
Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Bình, Quảng Bình…
6. Địa chỉ liên hệ:
TS. Hà Văn Nhân – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần, Liên Hồng, Gia Lộc – Hải Dương
ĐT: 02203.714888. 0912422854
Email: hanhancnhg@yahoo.com.vn