GIA LỘC 35
GIA LỘC 35
1. Nguồn gốc
Giống lúa thuần Gia Lộc 35 do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn lọc ra từ quần thể mẫu giống nhập nội kí hiệu 14L51 theo phương pháp phả hệ từ vụ mùa 2014. Giống được công nhận chính thức theo Quyết định số 277/QĐ-TT-CLT ngày 13/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT..
Nhóm tác giả: Nguyễn Trọng Khanh, Đỗ Thế Hiếu, nguyễn Anh Dũng, Trần Thị yến, Nguyễn Phi Long và nguyễn Thị Hà Thu
2. Một số đặc điểm nông sinh học chính
– Thời gian sinh trưởng: + Vụ xuân: 130-135 ngày (xuân muộn)
– Chiều cao cây: 100-110 cm, đẻ nhánh trung bình và đều, bông to, chiều dài bông đạt 25-29 cm, số hạt/bông cao (160-190 hạt/bông), tỷ lệ hạt chắc/bông cao, hạt có màu nâu vàng. Khối lượng 1000 hạt từ 21-22 gram, dạng hạt thon, gạo trong, cơm mềm, ngon, có vị đậm, cơm bóng, có mùi thơm nhẹ. Hàm lượng amylose thấp (14,67-16,60%), tỷ lệ gạo xát và gạo nguyên cao.
– Năng suất trung bình: Vụ xuân: 65-77 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 80 tạ/ha; Vụ mùa: 60-65 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt 70 tạ/ha.
– Giống lúa có khả năng chống đổ khá, ít nhiễm bệnh đạo ôn, bạc lá và rầy nâu, nhiễm nhẹ với bệnh khô vằn.
3. Hướng sử dụng
Giống lúa Gia Lộc 35 là giống lúa chịu thâm canh, ngắn ngày, chất lượng tốt, phù hợp gieo cấy ở trà Xuân muộn và Mùa sớm trên các chân đất vàn, vàn cao.
4. Kỹ thuật canh tác
4.1. Thời vụ gieo cấy
Thời vụ gieo theo hướng dẫn của mỗi địa phương, có thể tham khảo lịch thời vụ như sau:
+ Khu vực đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc: vụ Xuân gieo mạ từ 05/1 đến 15/01, cấy khi mạ có 4,5-5 lá. Nếu gieo mạ sân, mạ non gieo xung quanh tiết lập xuân. Gieo thẳng nên gieo tập trung từ ngày 10-20/2; Vụ mùa: Tuỳ theo từng vùng làm cây vụ đông khác nhau mà bố trí thời vụ cho phù hợp. Thời vụ gieo từ 01- 10/6, cấy ở tuổi mạ từ 15-18 ngày.
+ Khu vực Bắc Trung Bộ vụ Xuân gieo xung quanh từ 31/12 đến 10/1 cấy khi mạ có 4,5-5 lá.
4.2. Kỹ thuật cấy, bón phân, chăm sóc, thu hoạch
– Mật độ: 30-35 khóm/m2 (vụ Xuân) và 35-40 khóm/m2 (vụ Mùa), cấy 2-3 dảnh/khóm; Gieo thẳng: lượng hạt giống khoảng 45-50 kg/ha, tỉa dặm khi mạ có 3-4 lá thật, chú ý mật độ khoảng 30-40 cây/m2 là phù hợp.
– Bón phân:
Lượng phân bón cho 1 ha: Tuỳ điều kiện đất đai, thời vụ, vụ Xuân bón 8-10 tấn phân chuồng (nếu có) hoặc 1 tấn phân HCVS + 120 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg K2O; vụ Mùa bón 8-10 tấn phân chuồng (nếu có) hoặc 1 tấn phân HCVS + 100 kg N + 100 kg P2O5 + 90 kg P2O5.
Cách bón: Nên bón nặng đầu nhẹ cuối, bón thúc sớm cho lúa đẻ nhánh sớm, tập trung, đảm bảo được số dảnh hữu hiệu/m2.
+ Bón lót toàn bộ phân chuồng (hoặc phân HCVS) + 100%P2O5 + 40% N và 30% K2O
+ Bón thúc lần 1: Sau khi lúa bén rễ hồi xanh 50% N + 30% K2O
+ Bón thúc lần 2: Khi lúa đứng cái, bón hết lượng phân còn lại.
Ngoài ra, có thể sử dụng phân bón NPK tổng hợp để bón nhưng phải đảm bảo liều lượng phân N:P:K như trên
– Chăm sóc:
+ Tưới nước: sau khi cấy giữ lớp nước 3-5 cm cho lúa hồi xanh, sau đó thường xuyên giữ nước ở mực nước 2-3 cm. Khi lúa kết thúc đẻ nhánh nên rút nước phơi ruộng trong 5-7 ngày sau đó tưới và giữ đủ nước trong suốt thời kỳ làm đòng, trỗ bông và vào chắc. Trước khi thu hoạch 7-10 ngày rút kiệt nước.
+ Phòng trừ sâu bệnh:
Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh nhất là bệnh khô vằn, sâu đục thân, sâu cuốn lá,…
Phòng trừ sâu bệnh theo biện pháp IPM
- :
- :