Giống cà chua VT15

Giống cà chua VT15

I. Thông tin chung

  • Nguồn gốc: Giống cà chua VT15 là giống cà chua lai (F1) do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm tạo ra từ tổ hợp lai (D15)♀ x (D24)♂. Đã được Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đăng ký tự công bố lưu hành theo văn bản số: 245/VCLT-KH ngày 10/8/2021.
  • Nhóm tác giả: TS. Đoàn  Xuân Cảnh, ThS. Nguyễn Đình Thiều, Ths. Nguyễn Thị Thanh Hà , ThS. Đoàn Thị Thanh Thúy và TS.Ngô Thị Hạnh. Điện thoại: 02203716463/ FAX: 0220.3716385; Địa chỉ: xã Liên Hồng- thành phố Hải Dương- tỉnh Hải Dương.
  • Đặc điểm nông sinh học chính của giống cà chua VT15: Giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, thuộc dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn (BHH). Thời gian sinh trưởng 130-135 ngày, thời gian thu quả sau trồng 75-80 ngày, chiều cao cây 1,25 –  1,38 m. Quả có dạng tròn, chỉ số dạng quả H/D=1,06, cùi quả dày >0,9 cm, hàm lượng chất khô: 5,8%, ít hạt, độ Brix = 5,21%, khi chín quả có màu đỏ, đẹp. Giống có khả năng chống chịu bệnh mốc sương, giống có khả năng kháng bệnh virus xoăn vàng lá trên đồng ruộng khá. Giống cà chua VT15 cho năng suất ở vụ Thu đông đạt 68,49 tấn/ha (gieo hạt 25/8) và vụ Đông đạt 74,88 tấn/ha (gieo hạt 10/9).
  • Phạm vi áp dụng: Giống cà chua VT15 thích hợp trồng trên đất vàn, đất vàn cao, bãi ven sông chủ động tưới tiêu nước ở vụ Thu đông, vụ Đông tại các tỉnh ĐBSH và các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.
  1. II. Hướng dẫn kỹ thuật canh tác
  2. Thời vụ trồng trồngVụ Thu đông: Gieo hạt 25/8- 5/9Vụ Đông: Gieo hạt 5/9- 25/93.2. Đất và Kỹ thuật trồng cây

     Chọn đất và chuẩn bị đất trồng: Đất trồng tốt nhất là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu chất dinh dưỡng, dễ tưới tiêu. Vùng trồng phải tuyệt đối không chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây ô nhiễm.

    Kỹ thuật làm đất: Đất trồng được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, lên luống rộng 1,5-1,6m, lên cao 20-25cm. Mặt luống rộng khoảng 110-120cm, rãnh luống để rộng khoảng 25-30cm để tiện đi lại chăm sóc.

    Cách trồng và khoảng cách: Mật độ trồng trong vụ Thu đông và vụ Đông là 2,8 vạn cây/ha, khoảng cách 80cm x 45 cm.

    3.3.Phân bón và kỹ thuật bón phân:

    * Lượng phân và cách bón cho 1 ha: 5 tấn phân hữu cơ +180 kg N +150 kg P205 + 150 kg K20 tương đương 5,0 tấn phân hữu cơ + 390 kg đạm Ure + 750 kg Supe lân + 300 kg Kali Clorua

    TT Loại phân Tổng số

    Phân

    Bón lót Bón thúc
    Lần 1 Lần 2 Lần 3
    1 Phân hữu cơ (tấn) 5 5
    2 Đạm urê (kg) 390 50 200 140
    3 Lân supe (kg) 750 600 150
    4 Kali Clorua (kg) 250 50 100 100

    Cách bón:

    + Bón lót: Đánh rạch hoặc bổ hốc và bón phân hữu cơ, lân, vôi bột vào hốc (rạch), đảo đều với đất và lấp đất trước khi trồng 2 – 3 ngày.

    + Bón thúc lần 1: Sau trồng 10 – 15 ngày, kết hợp với vun đợt 1

    + Bón thúc lần 2 : Sau trồng 30 – 35 ngày, kết hợp với vun cao đợt 2

    + Bón thúc lần 3 : Sau khi thu quả lần đầu.

    3.4. Kỹ thuật chăm sóc.

    Luôn giữ ẩm cho cây, nhất là ở giai đoạn đầu và giai đoạn ra hoa kết quả, có thể dùng biện pháp tưới rãnh để giữ ẩm (Chú ý không để nước đọng lại trong rãnh sau khi tưới). Làm cỏ kết hợp vun gốc làm 2 đợt bón phân như trên.

    Sau khi trồng khoảng 25-30 ngày cần phải làm giàn để chống đổ cho cây. Có thể áp dụng các biện pháp làm giàn kiểu chữ A. Sau khi cắm giàn, dùng dây mềm buộc cây lên giàn theo hình số 8.

    Thường xuyên bấm nhánh, tỉa cành cho cà chua, loại bỏ những nhánh vô hiệu, chỉ giữ lại 1-2 nhánh/thân. 

    3.5. Phòng trừ bệnh.

    Sâu xanh, sâu đục quả dùng thuốc có hoạt chất Cartap (Padan 95SP), cypermethrin (Sherpa 25EC 0,1%, Cyperkill 25EC)… phun vào buổi chiều mát.

    Bệnh lở cổ rễ, và bệnh héo rũ ở cây con: Dùng thuốc có hoạt chất Validamycin (Validacin 5L, Vida 3SC, Valivithaco 3SC…) hoặc hoạt chất Mancozeb (Ridomil Gold 68WP), Kasugamycin (Kasumin 2L), Pencycuron (Moren 25WP) phun vào buổi chiều mát, không mưa.

    – Bệnh sương mai dùng thuốc có hoạt chất Mancozep, metalaxyl, Zineb, Mancozep, chlorothalonil như( Rorigold720WP, RidomilGold 68WG, Zineb 80WP 0,25%, Mancozeb 80BTN 0,25%, Daconil 75 WP 0,2%,)… phun cho cây. (Có thể phun định kỳ 5 – 7 ngày 1 lần khi thời tiết âm u, để phòng trừ các bệnh nguy hiểm trên cây cà chua).

    – Bọ trĩ, bọ phấn trắng: Dùng thuốc có hoạt chất Acetamiprid 20% + Buprofezin, Imidacloprid, Cyantraniliprole , spinetoram (Penalty 40WP,  Admire 500SC, Conidor 100sl, Benevia 100OD, Radiant 60SC).

     3.6. Thu hoạch và bảo quản:

    Tùy theo nhu cầu tiêu thụ hoặc tập quán canh tác ở từng địa phương có thể thu quả khi độ chín đạt 80-90% hoặc thu quả chín hoàn toàn ngoài đồng. Bình thường quả cà chua chín sau khi đậu quả khoảng 70-75 ngày. Trước khi thu hoạch 20 ngày nên hạn chế tưới nước để nâng cao chất lượng quả. Đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc.

    III. ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

    Bộ môn Cây thực phẩm và Nông nghiệp công nghệ cao, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.

    + Địa chỉ: Xã Liên Hồng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

    + Điện thoại: 0220 3716386

    + Fax: 0220 3716385