GIỐNG CÀ CHUA VT5

GIỐNG CÀ CHUA VT5

1. Nguồn gốc     

Giống cà chua VT5 là giống cà chua lai F1 đư­ợc chọn tạo từ tổ hợp lai D7xD15. Giống đề nghị công nhận sản xuất thử và đã thông qua Hội đồng KHCN Bộ Nông nghiệp và PTNT tháng 01 năm 2015.

Tác giả: Đoàn Xuân Cảnh, Nguyễn Văn Tân, Đỗ Thị Thủy.

Cơ quan tác giả:  Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

 2. Đặc điểm chính của giống:

– Giống có thời gian sinh trưởng: 120 – 130 ngày, thời gian thu quả đầu sau trồng 70-72 ngày.

– Đặc điểm: Cao cây: 90 – 95 cm; Dạng hình sinh trưởng bán hữu hạn, thân lá màu xanh, dạng lá cà chua thường, hơi vặn; Vai quả màu trắng xanh, quả chín màu đỏ tư­ơi; Dạng quả tròn dài, chỉ số H/D quả: 1,2; Cùi dày;

– Độ Brix(%): 5,0-5,2

– Năng suất: 47 – 49 tấn/ha (vụ xuân), 62-65 tấn/ha (vụ thu đông)

– Chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn và bệnh virus xoăn vàng lá khá.

3. Kỹ thuật gieo gieo trồng.

* Thời vụ gieo trồng :

Vụ xuân hè gieo hạt: 15/01 – 10/02

Vụ thu đông gieo hạt: 15/8 – 05/9

* Kỹ thuật sản xuất cây giống trong vườn ươm.

– Sử dụng hỗn hợp giá thể sau: 40% đất phù sa + 45% (xơ dừa, trấu hun) + 15% (mùn mục) + (5 gam đạm + 15 gam supelân)/100 kg hỗn hợp. Hỗn hợp trên được chuẩn bị 10 – 15 ngày trước khi sử dụng.

– Định mức hạt: Lượng hạt cần dùng cho 1 ha cà chua 0,3 – 0,4kg (cả dự phòng). Gieo hạt vào các khay, bầu có kích thước 50 ô/khay hoặc túi bầu kích thước (7×10)cm, gieo 1 hạt/ô khay (bầu)

– Tiêu chuẩn cây giống: Cao cây 8-10cm, có 4-5 lá thật, thân cứng, mập, không bị sâu bệnh hại.

* Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà chua thương phẩm

 – Đất trồng: Tốt nhất nên chọn chân đất tơi xốp, dễ thoát nước, đất có độ pH 5,5- 6,0. Lên luống 1,4-1,5 m, trồng 2 hàng/luống, mật độ trồng: 2,8-3,0 vạn cây, khoảng cách (75 x 40)cm

 – Bón phân: Lượng phân bón cho 1ha: 5-8  tấn phân hữu cơ, 250 – 300 kg urê, 500 – 600 kg supe lân, 250 – 280 kg kali và có thể bổ sung vôi bột nếu pH của đất < 5. Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, lân, vôi bột vào rạch, đảo đều với đất, lấp đất trước khi trồng 2 – 3 ngày. Bón thúc lần 1 sau trồng 10 – 15 ngày, bón 1/4 đạm + 1/4 kali, bón thúc lần 2: sau trồng 30 – 35 ngày, bón 1/2 đạm + 1/2 kali và bón thúc lần 3: Sau khi thu quả lần đầu.

Sau khi trồng thường xuyên tưới nhẹ nước lã cho cây mau bén rễ, hồi xanh.

Tỉa cành: Tỉa những cành la, chỉ để lại 1-2 nhánh chính đối với giống sinh trưởng vô hạn, 2-3 nhánh đối với sinh trưởng hữu hạn.

Cắm dàn: Sau trồng 25-30 ngày tiến hành cắm dàn cho cà chua, khi cây có thân lá phát triển tốt thường xuyên buộc cây để tránh đổ, bảo vệ các tầng quả không bị chạm đất gây bụi bẩn, sâu, bệnh.

Phòng trừ sâu bệnh:

Sâu xanh, sâu đục quả dùng Padan 0,1%, Sherpa 25 EC 0,1%, Cyperkill 10 EC 0,1%… phun vào buổi chiều mát.

Bệnh sương mai dùng Zineb 80 WP 0,25%, Mancozeb 80BTN 0,25%, Daconil 75 WP 0,2%, Ridomill 72 WP nồng độ 0,15%… phun cho cây.

Thu hoạch: thu đúng lúc, đúng lứa quả, khi cà chua chuyển sang màu hồng hoặc đỏ không để giập nát, xây sát, dùng các xô nhựa sạch thu quả, phân loại quả, xếp vào các thùng gỗ nhỏ (kích thước 30 x 40 x 15 cm) 2-3 lớp cà chua. Bảo quản nơi thoáng mát.

4. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

Tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà chua tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc.

Trên đất vàn cao, chế độ luân canh 2 lúa 1 màu hoặc chuyên màu. Đất thịt nhẹ, phù sa, tầng canh tác dày, dinh dưỡng tốt, chế độ tươi tiêu tốt.

5. Điển hình đã áp dụng thành công: Hải Dương, Bắc Giang, Nam Định

6. Địa chỉ liên hệ giống:

Cá nhân: Đoàn Xuân Cảnh

Trưởng Bộ môn Cây thực phẩm, Viện Cây lương thực và CTP

Địa chỉ: Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương

Điện Thoại cơ quan:  0220 3716386

Di động: 0912675359