GIỐNG LÚA BC15-02

GIỐNG LÚA BC15-02

1. Nguồn gốc:  Giống lúa BC15-02 được chọn tạo ra từ tổ hợp lai BC15/IRBL12 bằng phương pháp lai Backross, kết hợp sử dụng chỉ thị trong quá trình chọn tạo.  Giống lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận sản xuất thử theo quyết định số: 330/ QĐ-TT-CLT ngày 10 tháng 10 năm 2019.

Nhóm tác giả: Phạm Thiên Thành, Tăng Thị Diệp, Nguyễn Trí Hoàn, Dương Xuân Tú, Tống Thị Huyền và Nguyễn Thị Thu

2. Đặc tính giống:  BC15-02 là giống cảm ôn, thích ứng rộng, đẻ nhánh khỏe, tái sinh mạnh. Thời gian sinh trưởng miền Bắc: Vụ Xuân 130 – 138 ngày, vụ Mùa 110 – 115 ngày; Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Vụ Đông xuân 115 – 120 ngày, vụ Hè thu 105 – 110 ngày. Chiều cao cây 110 – 115 cm; bông to, dài, nhiều hạt, hạt thon, khối lượng 1000 hạt  24- 24,5 gam. Tỷ lệ gạo xay xát cao (68 – 72%); chất lượng hạt gạo trong, cơm mềm, vị đậm. Năng suất trung bình 70 – 75 tạ/ha, thâm canh tốt đạt 90 – 100 tạ/ha .Chống chịu tốt với bệnh đạo ôn ( điểm 3)

3. Hướng dẫn chăm sóc:

* Chân đất thích hợp: Vàn và vàn cao.

* Lượng giống sử dụng: Miền Bắc: Lúa cấy 35 – 40 kg/ha, lúa gieo thẳng 45 -50 kg/ha; Nam Trung Bộ và Tây Nguyên: Gieo sạ 60 – 70 kg/ha.

Ngâm ủNgâm hạt giống trong nước sạch; vụ Xuân, Đông Xuân: 36 – 42 giờ, vụ Mùa, Hè Thu: 30 – 34 giờ. Cứ 6 giờ thay nước rửa chua một lần. Khi hạt đã hút đủ nước thì rửa sạch, để ráo nước rồi đem ủ. Vụ Xuân ủ ấm ngay từ đầu để tạo nhiệt; vụ Mùa, Hè thu ủ nơi thoáng mát, không đọng nước. Sau 8 – 10 giờ kiểm tra, nếu hạt khô phải tưới thêm nước (vụ Xuân tưới nước ấm), nếu quá nóng phải rải mỏng để hạ nhiệt, ủ tiếp đến khi hạt thóc ra mộng và rễ đều thì đem gieo.

* Thời vụ và mật độ gieo cấy:

Mi���n Bắc:

– Thời vụ gieo mạ: Vụ Xuân từ  25/01 – 05/02, vụ Mùa từ 5 – 25/6. (Bắc Trung Bộ: Vụ Đông Xuân từ 5 – 25/01, vụ Hè thu từ 10 – 30/5).

– Tuổi mạ khi cấy: Vụ Đông xuân và vụ Xuân: Mạ nền 2,5 – 3,0 lá, mạ dược 4 – 4,5 lá; vụ Hè thu và vụ Mùa: Mạ nền 8 – 10 ngày, mạ dược 15 – 18 ngày.

– Mật độ cấy: 32 – 35 khóm/m2, cấy 1 – 2 dảnh/khóm.

– Thời vụ gieo thẳng ở vụ Xuân từ 5 – 20/02.

3.4. Phân bón:

– Tùy theo chân đất và thời vụ để xác định loại phân và lượng bón cho phù hợp. Bón cân đối, bón lót sâu, bón thúc sớm, bón tập trung. Khuyến cáo sử dụng phân bón NPK tổng hợp chuyên dùng cho lúa theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

– Đối với loại đất trung bình bón 36 kg phân hữu cơ vi sinh, 8 – 9 kg đạm Urê, 15 – 20 kg lân Supe, 5 – 6 kg Kali. Vụ mùa giảm 10% đạm, tăng thêm 1- 2 kg Kali/sào so với vụ xuân. (Nếu dùng các loại phân bón khác cũng phải tương ứng với tỷ lệ đạm, lân, Kali như trên). Tương đương 1 tấn phân HCVS + 110 kg N20 +90 kg P2O5 + 90 kg K2O tính cho 1 ha.

– Cách bón: Bón lót sâu toàn bộ phân hữu cơ vi sinh, lân và 50% lượng đạm. Bón thúc khi lúa bén rễ, hồi xanh 50% số đạm còn lại + 50% lượng phân Kali. (Lưu ý: Vụ xuân khi thời tiết ấm mới bón đạm). Khi lúa đứng cái bón hết lượng Kali còn lại.

3.5. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: B15-02 có khả năng kháng bệnh đạo ôn từ điểm 1-5 nên thích hợp cấy trong vụ Xuân. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh khác theo sự hướng dẫn chỉ đạo của địa phương sản xuất.

Một số hình ảnh của giống lúa BC15-02