GIỐNG LÚA HT9
GIỐNG LÚA HT9
1. Nguồn gốc:
– Tác giả: Lê Vĩnh Thảo, Nguyễn Xuân Dũng, Nguyễn Duy Tiến, Nguyễn Thị Bích Hợp, Nguyễn Việt Hà, Mai Thị Hương, Trịnh Thị Vân – Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
– Giống lúa HT9 được chọn tạo ra từ tổ hợp HT1/177 theo phương pháp chọn lọc phả hệ. Năm 2001, lai tạo và chọn cá thể, đánh giá tính chống chịu từ năm 2006, năm 2007 gửi khảo nghiệm quốc gia trong bộ giống lúa ngắn ngày, chất lượng.
– Giống HT9 được công nhận sản xuất thử năm 2010 theo Quyết định số 632 /QĐ- TT-CLT ngày 24/12/2010 của Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và PTNT và đã được mở rộng tại các tỉnh như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,…
2. Những đặc điểm chính
– Có thời gian sinh trưởng trà ngắn ngày: 105-110 ngày trong Vụ mùa; 130 – 135 ngày trong Vụ xuân.
– Cao cây 100 – 110 cm, đẻ nhánh trung bình đạt 5 – 6 bông hữu hiệu/ khóm. Tỉ lệ hạt chắc cao 90%, thơm, gạo trong.
– Có thời gian sinh trưởng trà ngắn ngày: 105-110 ngày trong Vụ mùa; 130 – 135 ngày trong Vụ xuân.
– Cao cây 100 – 110 cm, đẻ nhánh trung bình đạt 5 – 6 bông hữu hiệu/ khóm. Tỉ lệ hạt chắc cao 90%, thơm, gạo trong.
– Giống lúa HT9 chống chịu với sâu bệnh khá: đạo ôn điểm 1-3, Bạc lá điểm 1-3, khô vằn điểm 3, chịu rét điểm 1-3…; chống đổ tốt hơn giống lúa Khang dân, BT7.
– Giống lúa HT9 có năng suất cao hơn hẳn đối chứng BT7, khả năng năng suất trên 7 tấn/ha. Năng suất thực thu trên diện rộng đạt 55 – 65 tạ/ha.
– Giống lúa HT9 có năng suất cao hơn hẳn đối chứng BT7, khả năng năng suất trên 7 tấn/ha. Năng suất thực thu trên diện rộng đạt 55 – 65 tạ/ha.
– Giống lúa HT9 có chất lượng gạo ngon, cơm mềm, đậm ngon.
3. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật:
– Giống HT9 thích hợp trên đất vàn, vàn cao, thâm canh, ruộng chủ động tưới tiêu, gieo cấy được trong cả vụ xuân và vụ mùa trong năm.
– Vụ xuân có thể gieo mạ dược trà xuân muộn từ 20/1 đến 5/2. Cấy sau lập xuân, đối với mạ dược cần cấy kết thúc sớm tránh mạ già, mạ sân cấy tuổi mạ 12 – 15 ngày. Vụ mùa bố trí trà mùa sớm gieo từ 5/6 đến 25/6, tuổi mạ dược 15 – 16 ngày, tuổi mạ sân 10-12 ngày.
– Cấy mật độ: 45 – 50 khóm/m2, mỗi khóm 2 – 3 dảnh. HT9 có thể dùng gieo sạ mới lượng 50-60 kg/ha, có thể sạ lan hoặc sạ hàng bằng máy.
– Lượng phân bón cho 1 sào Bắc bộ (360 m2): Phân chuồng 300 -400 kg, đạm urê 7-8 kg, lân supe 15 – 20 kg và kali clorua 7-8 kg. Cách bón: Nên bón nặng đầu nhẹ cuối, bón lót toàn bộ phân chuồng + lân +40% đạm trước khi bừa cấy.
– Bón thúc khi lúa bén rễ hồi xanh (sau cấy 10-15 ngày) 50% đạm + 40% kali kết hợp với làm cỏ sục bùn. Làm cỏ lần 2 sâu lần 1 từ 15-20 ngày chú ý nhổ sạch cỏ dại, đặc biệt là cỏ lồng vực. Bón đón đòng khi lúa đứng cái, bón hết lượng đạm và kali còn lại. Chú ý trong vụ xuân khi trời ấm mới bón đạm.
– Chế độ chăm sóc và làm cỏ bình thường như các giống ngắn ngày khác. Thường xuyên thăm, kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sâu bệnh và kịp thời phòng trừ.
4. Điển hình đã áp dụng thành công:
Giống HT9 đã được nhiều địa phương gieo trồng, trong đó điển hình như các tỉnh Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,…Trong vụ xuân và vụ mùa năm 2008-2009, diện tích gieo trồng giống HT9 đã lên trên 1300 ha.
5. Địa chỉ liên hệ
Trung tâm Nghiên cứu và phát triển lúa thuần – xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
ĐT: 024.38611522
ĐT: 024.38611522