GIỐNG LÚA X26

GIỐNG LÚA X26

1. Nguồn gốc
            Giống X26 đuợc chọn lọc do tác giả: Tạ Minh Sơn, Tạ Minh Trường và CTV – Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
            Giống lúa X26 đ­ược tạo ra từ tổ hợp lai: Quá Dạ Hư­ơng / 89-24-5-4 vụ mùa năm 1994 tại Bộ môn Nghiên cứu Chọn tạo Giống lúa – Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
            Giống X26 được Cục Trồng trọt- Bộ NN&PTNT cho phép sản xuất thử trong vụ Xuân sớm, Mùa trung tại các tỉnh miền Bắc và vụ Xuân tại các tỉnh miền Trung theo quyết định số 215/QĐ- TT- CLT ngày 02 tháng 10 năm 2008.
2. Đặc điểm chính của giống:
– Thời gian sinh tr­ưởng: Vụ Mùa: 110-115 ngày; Vụ Xuân 130-135 ngày
– Chiều cao cây: 90-100 cm. Lá đòng đứng, cứng cây, đẻ khoẻ (5-6 dảnh/khóm), tập trung, tỷ lệ dảnh và bông hữu hiệu cao. Số hạt cao nhất trên bông trung bình đạt 100-250 hạt tuỳ theo điều kiện canh tác. Hạt bầu, trọng lư­ợng 1.000 hạt: 29-30 gram. Tỷ lệ hạt chắc cao (93-97%).
– Năng suất bình quân: 5,5-6,0 tấn/ha. Tiềm năng năng suất 8-10 tấn/ha. Gạo trong, cơm dẻo (hàm lư­ợng amiloza: 22,5 %) ngon hơn Q5, KD18 (Q5 amiloza 23,8 %, KD18 amiloza 23,2 %).
– Chống chịu tốt với bệnh bạc lá vi khuẩn trong vụ mùa. Chịu lạnh khá, nhất là giai đoạn trỗ bông, không bị lép cụt đầu bông nh­ư Q5 và KD18). Chịu thâm canh khá. Chống đổ tốt hơn giống KD 18.
– Thích ứng khá rộng với các điều kiện khó khăn. Giống thích hợp với chân vàn hoặc vàn cao. Giống lúa X26 ngắn ngày, năng suất cao, có thể gieo cấy cả 2 vụ mùa sớm, xuân muộn trên chân đất 2 lúa 1 cây vụ đông.
3. Kỹ thuật canh tác
– Thời vụ gieo cấy:
            + Vụ xuân: gieo cấy trà xuân muộn, gieo mạ từ 15/01 – 05/02; Cấy khi mạ 3-4 lá (mạ sân tuổi mạ 12-15 ngày)
            + Vụ mùa: gieo cấy trà mùa sớm để làm cây vụ đông (trà KD18, Q5): cuối tháng 05 đầu tháng 06. Tuổi mạ 15-17 ngày.
– Mật độ cấy: 45-50 khóm/m2. Mỗi khóm cấy 2-3 dảnh.
– Bón phân: L­ượng phân bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng + 200-220 kg đạm urê + 300 kg suppe lân + 120 kg kali sulphát hoặc kaliclorua. (Để đạt năng suất cao và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh cần bón đủ lư­ợng phân lân và kali)
– Cách bón: Bón nặng đầu nhẹ cuối. Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân. Sau cấy 10 ngày bón 1/3 l­ượng đạm. Sau cấy 20-25 ngày bón 1/3 số đạm và 1/3 l­ợng kali. Bón đón đòng và nuôi đòng toàn bộ phân đạm và kali còn lại. (Cần chú ý nhìn cây và lá để bón phân cho phù hợp)
– Kỹ thuật chăm sóc: các chế độ chăm sóc tư­ơng tự giống lúa ngắn ngày khác.
4. Đối tượng và phạm vi áp dụng giống X26
– Sử dụng cho trà lúa xuân muộn, mùa sớm. Tại các chân ruộng cao, vàn. Tại các chân ruộng vàn thấp đất bị nhiễm chua, giống X26 cũng có thể sinh trưởng và phát triển tốt.
– Đặc biệt phát huy hiệu quả tại các công thức luân canh 2 lúa + 1 mầu /năm.
5. Điển hình đã áp dụng thành công giống X26
            Các tỉnh ĐBSH (TháI Bình, HảI Dương, Hà Nội, Vĩnh Phúc). Các tỉnh Bắc trung bộ (Thanh Hoá).
6. Địa chỉ liên hệ giống
ThS. Nguyễn Trọng Khanh – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần, Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương.
ĐT: 0220.3514926, 0220.3716928
Email: mr_khanh_hd@yahoo.com