GIỐNG SẮN KM98-7

GIỐNG SẮN KM98-7

1. Nguồn gốc
Cơ quan tác giả: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây Có Củ – Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Nguồn gốc và phương pháp: KM 98-7 là con lai chọn lọc của tổ hợp lai SM 1717 có mẹ là CM321-188, (polycross) có nguồn gốc từ CIAT/Colombia. Được nhập nội bằng hạt lai vào Việt Nam từ năm 1995. Giống đã được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho phép đặc cách công nhận giống ngày 02 tháng 10 năm 2008, số 216/QĐ-TT-CLT.

2. Đặc điểm chính
– Thời gian sinh trưởng: Miền Bắc từ 7-10 tháng.
– Thân nâu đỏ, không phân cành hoặc phân cành 1 cấp.
– Phiến lá nhỏ, chia thuỳ sâu, cuống lá và phiến lá màu xanh.
– Ruột củ trắng, vỏ củ màu nâu.
– Năng suất đạt: 25 – 45 tấn/ha (tuỳ theo điều kiện đất đai và trình độ kỹ thuật canh tác).
– Tỷ lệ chất khô: 38 – 40%; tỷ lệ tinh bột: 28 – 30%.
– Khả năng thích ứng rộng, có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau (có khả năng chịu hạn đồng ruộng khá, ít đổ, có thể trồng được trên các loại đất đồi nhiều cát, đất đồi sỏi cơm…).
– Là giống sắn thích hợp với chế biến và có thể sử dụng ăn tươi (không đắng – hàm lượng HCN thấp).
– Giống được nông dân miền Bắc chấp nhận và nhân nhanh trong sản xuất. Tính đến năm 2008 đã có trên 500 ha được phát triển trong sản xuất.

3. Kỹ thuật canh tác
– Loại đất: Có thể trồng trên tất cả các loại đất.
– Thời vụ trồng: Ở miền Bắc trồng tốt nhất trong tháng 2 đến trung tuần tháng 3 dương lịch khi có mưa xuân, trời bắt đầu ấm lên.
– Mật độ trồng (đất tốt: 10.000 cây/ha; đất trung bình: 12.500 cây/ha; đất xấu: trồng dày hơn), đặc biệt có thể trồng xen.
– Phân bón cho 1 ha:
+ Phân chuồng: (5-10) tấn/ha,
+ Phân vô cơ: Đất tốt bón: 40N + 40 P205 + 80K20;
+ Đất trung bình:60N + 40 P205 + 100K20;
+ Đất xấu: 120N + 40 P205 + 100K20.
+ Nếu sử dụng phân NPK tổng hợp có thể dùng 300 – 500kg/ha (lưu ý nên dùng loại phân phù hợp với cây sắn).
– Cách bón:
+ Bón lót lúc trồng toàn bộ phân chuồng + 100% lân + 50% đạm.
+ Bón thúc lần 1 kết hợp làm cỏ vun sau trồng 40 – 45 ngày; bón 50% đạm + 50% kali.
+ Bón thúc lần 2 kết hợp làm cỏ và vun cao sau khi thu hoạch lạc trồng xen, hoặc sau trồng khoảng 3 – 4 tháng (bón toàn bộ thân lá lạc, đậu + 50% số kali còn lại).
– Trồng xen: Việc trồng xen lạc và cây họ đậu với sắn là rất quan trọng để đảm bảo duy trì độ phì nhiêu của đất. Có thể trồng xen 1- 2 hàng lạc vào giữa 2 hàng sắn. Khoảng cách xen: hàng x hàng = 40cm; cây x cây = 15 cm. Có thể trồng lạc trước sắn hoặc trồng lạc và sắn cùng lúc. Chú ý bón thêm khoảng 300 – 500kg vôi bột/ha khi trồng xen.

Quy trình công nghệ thâm canh bền vững giống sắn KM98-7 áp dụng cho các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

Quy trình kỹ thuật nhân giống sắn KM98-7 áp dụng cho các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.

4. Điển hình áp dụng thành công
Thái Nguyên, Hoà Bình, Tuyên Quang

5. Địa chỉ liên hệ giống
Trung Tâm nghiên cứu và phát triển cây có củ-Viện cây lương thực và cây thực phẩm-Vĩnh Quỳnh – Thanh Trì- Hà Nội
Điên thoại : 0243.8615485;                   FAX:043. 8616821

Quy trình công nghệ thâm canh bền vững giống sắn KM98-7 áp dụng cho các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.